Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
142157

Chuyển đổi số trong giáo dục

Ngày 15/02/2023 17:00:00



Chuyển đổi số (CĐS) là chủ trương lớn của Chính phủ và mọi ngành nghề, trong đó có giáo dục, vì vậy, những năm gần đây, ngành giáo dục huyện Hà Trung đang từng bước ứng dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng nền giáo dục mở, thích ứng trên nền tảng số.

Nếu như trước đây, công tác quản lý trong giáo dục chủ yếu thông qua hồ sơ, sổ sách thì giờ đây, việc quản lý hồ sơ, sổ sách của cán bộ, giáo viên (CB, GV) đã được đơn giản hóa bằng công nghệ thông tin (CNTT). Các dữ liệu của ngành giáo dục đã được cập nhật vào hệ thống phần mềm, giúp cho công tác quản lý tiện lợi và khoa học.

Trong giảng dạy, trước đây, giáo viên Mầm non phải vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng, nay GV có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài “click chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ra, thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú học tập của học sinh (HS).

Đối với các bậc học khác cũng vậy, những bài giảng từ giáo án điện tử (GAĐT) ở các môn học như Toán, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý... đã tạo sự hấp dẫn, tư duy nhiều chiều trước một vấn đề cho cả người dạy và người học. Vì vậy, sử dụng GAĐT và ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, học tập đang là xu thế trong ngành giáo dục. 

Năm học 2021-2022, cuộc thi xây dựng video bài giảng trực tuyến và dạy học trên truyền hình cấp tỉnh, huyện giúp GV các môn học có cơ hội trao đổi, học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến.

Cũng qua cuộc thi đã xây dựng được ngân hàng các video bài giảng trực tuyến và dạy học trên truyền hình có chất lượng của tất cả các môn ở các cấp học. Đây là nguồn bài giảng quan trọng, được các nhà trường sử dụng hiệu quả trong thời gian tạm dừng đến trường. Nhiều video bài giảng có chất lượng tốt đã được lựa chọn gửi về Bộ GD&ĐT để sử dụng chung trong cả nước.

Để đẩy mạnh, thực hiện thành công CĐS trong GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số phục vụ CĐS và công tác thống kê trong ngành giáo dục, Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên. Hiện tại, hầu hết giáo viên các cấp học có thể ứng dụng CNTT đổi mới trong phương pháp dạy học như: Kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý trường học, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu ngành, kỹ năng dạy học trực tuyến, sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học.

Kỹ năng đáp ứng các yêu cầu về năng lực ứng dụng CNTT và CĐS theo vị trí việc làm cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong đơn vị; đẩy mạnh áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM); phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.

Việc CĐS toàn diện trong ngành GD&ĐT đã giúp nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý giáo dục, đảm bảo quản lý dạy học chính xác, minh bạch, góp phần cải cách hành chính, phát huy sức sáng tạo của thầy và trò, giúp học sinh tiếp cận với phương thức dạy học hiện đại cũng như kỹ năng sử dụng các phương tiện số qua việc kết nối học với các trường quốc tế.

  

Chuyển đổi số trong giáo dục

Đăng lúc: 15/02/2023 17:00:00 (GMT+7)



Chuyển đổi số (CĐS) là chủ trương lớn của Chính phủ và mọi ngành nghề, trong đó có giáo dục, vì vậy, những năm gần đây, ngành giáo dục huyện Hà Trung đang từng bước ứng dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng nền giáo dục mở, thích ứng trên nền tảng số.

Nếu như trước đây, công tác quản lý trong giáo dục chủ yếu thông qua hồ sơ, sổ sách thì giờ đây, việc quản lý hồ sơ, sổ sách của cán bộ, giáo viên (CB, GV) đã được đơn giản hóa bằng công nghệ thông tin (CNTT). Các dữ liệu của ngành giáo dục đã được cập nhật vào hệ thống phần mềm, giúp cho công tác quản lý tiện lợi và khoa học.

Trong giảng dạy, trước đây, giáo viên Mầm non phải vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng, nay GV có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài “click chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ra, thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú học tập của học sinh (HS).

Đối với các bậc học khác cũng vậy, những bài giảng từ giáo án điện tử (GAĐT) ở các môn học như Toán, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý... đã tạo sự hấp dẫn, tư duy nhiều chiều trước một vấn đề cho cả người dạy và người học. Vì vậy, sử dụng GAĐT và ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, học tập đang là xu thế trong ngành giáo dục. 

Năm học 2021-2022, cuộc thi xây dựng video bài giảng trực tuyến và dạy học trên truyền hình cấp tỉnh, huyện giúp GV các môn học có cơ hội trao đổi, học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến.

Cũng qua cuộc thi đã xây dựng được ngân hàng các video bài giảng trực tuyến và dạy học trên truyền hình có chất lượng của tất cả các môn ở các cấp học. Đây là nguồn bài giảng quan trọng, được các nhà trường sử dụng hiệu quả trong thời gian tạm dừng đến trường. Nhiều video bài giảng có chất lượng tốt đã được lựa chọn gửi về Bộ GD&ĐT để sử dụng chung trong cả nước.

Để đẩy mạnh, thực hiện thành công CĐS trong GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số phục vụ CĐS và công tác thống kê trong ngành giáo dục, Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên. Hiện tại, hầu hết giáo viên các cấp học có thể ứng dụng CNTT đổi mới trong phương pháp dạy học như: Kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý trường học, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu ngành, kỹ năng dạy học trực tuyến, sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học.

Kỹ năng đáp ứng các yêu cầu về năng lực ứng dụng CNTT và CĐS theo vị trí việc làm cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong đơn vị; đẩy mạnh áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM); phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.

Việc CĐS toàn diện trong ngành GD&ĐT đã giúp nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý giáo dục, đảm bảo quản lý dạy học chính xác, minh bạch, góp phần cải cách hành chính, phát huy sức sáng tạo của thầy và trò, giúp học sinh tiếp cận với phương thức dạy học hiện đại cũng như kỹ năng sử dụng các phương tiện số qua việc kết nối học với các trường quốc tế.

  

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC