Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
142157

Tuyên truyền kỷ niệm "Ngày pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Ngày 08/11/2022 08:48:11

Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội

 Trong đời sống xã hội pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với sự phát triển và đổi mới đất nước ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức, biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. 

Ở Việt Nam, ngày Pháp luật thực chất là mô hình bắt nguồn từ sáng kiến của cơ sở. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, các tỉnh Hà Tây (trước đây), Tiền Giang, Long An... đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và sau đó được một số địa phương khác tham khảo, áp dụng. Qua theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp việc thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” tại các địa phương, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương) đã đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc (Công văn số 3535/HĐPH ngày 04/10/2010 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ). Theo đó, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đa số các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện mô hình này và mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế.

Ngày Pháp luật với nội hàm ghi nhận ngày ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam thì không chỉ giới hạn chỉ là ngày 09/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.  Tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định:“Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Để cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật

Năm 2014 là năm thứ hai tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong phạm vi toàn quốc và cũng là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do vậy, chủ đề Ngày Pháp luật năm 2014 được xác định là: "Toàn dân tích cực tìm hiểu và nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp; Pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Việc tổ chức Ngày Pháp luật năm nay là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm tiền đề, cơ sở, tạo động lực để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực hơn trong những năm tiếp theo, góp phần vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Hà trung về Tổ chức thực hiện “ Ngày pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam”. UBND xã Hà Lai đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Nội dung chủ yếu tập trung tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật; Phổ biến, giáo dục sâu rộng về vị trí, vai trò của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội như: Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ môi trường, bộ luật dân sự sủa đổi và nhiều văn bản pháp luật khác. Tập trung phổ biến, giáo dục và triển khai thi hành các văn bản pháp luật mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước; trú trọng các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, kinh tế. Trong đó chú trọng Pháp luật về Luật khiếu nại, Luật hoà giải cơ sở; Luật xử lý vi phạm hành chính; luật phòng chống bạo lực trong gia đình; luật nghĩa vụ quân sự … Qua đó, giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, hạn chế các vi phạm pháp luật trên địa bàn xã

Hưởng ứng “ Ngày pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam”  Đảng ủy, chính quyền xã đã tổ chức nhiều các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan về Ngày Pháp luật như: Kẻ vẽ băng zôn, khẩu hiệu tường, áp phích, panô trên các tuyến đường chính, khu trung tâm của xã, địa điểm công cộng; chạy chữ trên bảng điện tử của xã. Tuyên truyền ngày pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn; Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức hội nghị, tài liệu pháp luật; Lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng thôn kiểu mẫu", triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở. Các ban, ngành; đoàn thể, MTTQ, các thôn tích cực tuyên truyền rộng rãi ngày Pháp luật bằng các nhiều hình thức phù hợp đảm bảo hiệu quả.

Trịnh Xuân Hòa - công chức TP-HT

 

Tuyên truyền kỷ niệm "Ngày pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Đăng lúc: 08/11/2022 08:48:11 (GMT+7)

Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội

 Trong đời sống xã hội pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với sự phát triển và đổi mới đất nước ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức, biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. 

Ở Việt Nam, ngày Pháp luật thực chất là mô hình bắt nguồn từ sáng kiến của cơ sở. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, các tỉnh Hà Tây (trước đây), Tiền Giang, Long An... đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và sau đó được một số địa phương khác tham khảo, áp dụng. Qua theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp việc thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” tại các địa phương, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương) đã đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc (Công văn số 3535/HĐPH ngày 04/10/2010 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ). Theo đó, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đa số các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện mô hình này và mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế.

Ngày Pháp luật với nội hàm ghi nhận ngày ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam thì không chỉ giới hạn chỉ là ngày 09/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.  Tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định:“Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Để cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật

Năm 2014 là năm thứ hai tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong phạm vi toàn quốc và cũng là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do vậy, chủ đề Ngày Pháp luật năm 2014 được xác định là: "Toàn dân tích cực tìm hiểu và nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp; Pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Việc tổ chức Ngày Pháp luật năm nay là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm tiền đề, cơ sở, tạo động lực để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực hơn trong những năm tiếp theo, góp phần vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Hà trung về Tổ chức thực hiện “ Ngày pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam”. UBND xã Hà Lai đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Nội dung chủ yếu tập trung tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật; Phổ biến, giáo dục sâu rộng về vị trí, vai trò của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội như: Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ môi trường, bộ luật dân sự sủa đổi và nhiều văn bản pháp luật khác. Tập trung phổ biến, giáo dục và triển khai thi hành các văn bản pháp luật mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước; trú trọng các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, kinh tế. Trong đó chú trọng Pháp luật về Luật khiếu nại, Luật hoà giải cơ sở; Luật xử lý vi phạm hành chính; luật phòng chống bạo lực trong gia đình; luật nghĩa vụ quân sự … Qua đó, giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, hạn chế các vi phạm pháp luật trên địa bàn xã

Hưởng ứng “ Ngày pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam”  Đảng ủy, chính quyền xã đã tổ chức nhiều các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan về Ngày Pháp luật như: Kẻ vẽ băng zôn, khẩu hiệu tường, áp phích, panô trên các tuyến đường chính, khu trung tâm của xã, địa điểm công cộng; chạy chữ trên bảng điện tử của xã. Tuyên truyền ngày pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn; Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức hội nghị, tài liệu pháp luật; Lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng thôn kiểu mẫu", triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở. Các ban, ngành; đoàn thể, MTTQ, các thôn tích cực tuyên truyền rộng rãi ngày Pháp luật bằng các nhiều hình thức phù hợp đảm bảo hiệu quả.

Trịnh Xuân Hòa - công chức TP-HT

 

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC