Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
142157

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Ngày 13/10/2023 00:00:00

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

 

 Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND xã Hà Lai hướng dẫn, tuyên truyền một số nội dung về trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:

            Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

        Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý:

1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.

Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý:

1.Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.

2.Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

3. Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.

4. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

           Người được trợ giúp pháp lý

1.     Người có công với cách mạng.

Bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

 - Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính ( thuộc hộ cận  nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng):

-  Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

- Người nhiễm chất độc da cam;

- Người cao tuổi;

-  Người khuyết tật: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

-  Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

- Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

- Người nhiễm HIV.

Quyền của người được trợ giúp pháp lý

1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.

Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý:

1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Tư vấn pháp luật

- Tham gia tố tụng

- Đại diện ngoài tố tụng

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý:

         Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ tại tổ chức trợ giúp pháp lý.

         *.Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

*. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

     V. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

      Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa.

      Số 32 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa

      Điện thoại đường dây nóng: 0237.886.5555

                                                 

      Người viết bài tuyên truyền

Công chức Tư Pháp – Hộ tịch

                Lê Thị Tuyến

  

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đăng lúc: 13/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

 

 Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND xã Hà Lai hướng dẫn, tuyên truyền một số nội dung về trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:

            Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

        Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý:

1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.

Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý:

1.Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.

2.Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

3. Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.

4. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

           Người được trợ giúp pháp lý

1.     Người có công với cách mạng.

Bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

 - Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính ( thuộc hộ cận  nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng):

-  Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

- Người nhiễm chất độc da cam;

- Người cao tuổi;

-  Người khuyết tật: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

-  Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

- Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

- Người nhiễm HIV.

Quyền của người được trợ giúp pháp lý

1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.

Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý:

1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Tư vấn pháp luật

- Tham gia tố tụng

- Đại diện ngoài tố tụng

Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý:

         Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ tại tổ chức trợ giúp pháp lý.

         *.Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

*. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

     V. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

      Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa.

      Số 32 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa

      Điện thoại đường dây nóng: 0237.886.5555

                                                 

      Người viết bài tuyên truyền

Công chức Tư Pháp – Hộ tịch

                Lê Thị Tuyến

  

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC