Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
142157

Cộng đồng dân cư xã Hà Lai

Ngày 31/12/2022 17:00:00

1.     Cộng đồng dân cư xã Hà Lai

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hà Lai không cao. Sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là vào những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ trước, tình trạng bùng nổ dân số ở Hà Lai đã diễn ra, gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân trong xã. Hiện nay, do thực hiện tốt chủ trương kế hoạch hóa gia đình, Hà Lai đã và đang đạt được những thành tích đáng kể về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Tính đến năm 2022, tổng số hộ trên địa bàn xã là 1.337 hộ với tổng dân số là 4.350 nhân khẩu, trong đó: số lao động trong độ tuổi hiện nay là 4.707 người. Thu nhập bình quân đạt 48,5 triệu đồng/người. Kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển khá và hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2015. Hệ thống chính trị luôn trong sạch vững mạnh, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

2. Truyền thống yêu nước

Nhân dân Hà Lai cũng như nhân dân các xã trong huyện Hà Trung và tỉnh Thanh Hóa vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm. Theo các thư tịch cổ và truyền thuyết, các câu chuyện truyền miệng được biết: từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến cuộc khởi nghĩa chống lại sự bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc dưới các triều đại Lý, Trần, Lê… nhân dân trong vùng luôn hưởng ứng và ủng hộ các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương do vua Hàm Nghi ban, nhân dân huyện Tống Sơn (Hà Trung) tích cực đóng góp sức người, sức của tham gia khởi nghĩa Ba Đình (diễn ra ở huyện Nga Sơn). Các văn thân, sĩ phu như Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, Nguyễn Khế, Nguyễn Viết Toại và Tống Duy Tân đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xây dựng căn cứ Ba Đình và lực lượng chống Pháp. Nhân dân các làng trong xã Hà Lai kiên dũng đi theo tiếng gọi của cuộc khởi nghĩa, ủng hộ lương thực, vũ khí và nhân công để xây dựng căn cứ. Các ông Trịnh Văn Đổng, Trịnh Văn Vó, Nguyễn Hữu Bồ, Nguyễn Hữu Được người làng Mậu Yên, ông Đỗ Đăng Quýnh (làm quan đến chức Chánh tổng), ông Đốc Nụ, ông Hoàng Trung (vốn là quan tri huyện) người làng Phú Thọ cùng nêu cao tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa… Chỉ trong một tháng, căn cứ Ba Đình được xây dựng xong. Ông Quýnh được giao nhiệm vụ chỉ huy hậu cần cho nghĩa quân.  Ở làng Mậu Yên còn có ông Cai Được, ông Cai Níp, ông Tráng Vang; làng Vân Cô có ông Chánh quản Nguyễn Ngọc Huyên, ông phó quản Vũ Văn Cung, ông Vũ Văn Nhuế… tham gia nghĩa quân Hùng Lĩnh do Tiến sỹ Tống Duy Tân lãnh đạo để hỗ trợ cho căn cứ Ba Đình. Dân làng cùng nghĩa quân chặn đánh Pháp một trận ở Cống Hào giết được 6 tên giặc.  Trong làng, nhà nào cũng đóng góp lương thực, thực phẩm, chuẩn bị sọt rơm, cọc tre để nghĩa quân làm phòng tuyến quyết chiến với địch. Dân làng còn kết hợp với làng Nhân Lý bắt sống tên Cai Quát - một tên ác ôn khét tiếng mà nghĩa quân lên kế hoạch diệt trừ từ lâu. Sau khi bắt sống được tên Cai Quát, dân làng dẫn hắn tới bến Cô chém đầu và dâng nộp thủ cấp cho nghĩa quân.  Ngày 18-12-1886, thực dân Pháp tập trung lực lượng lớn đánh vào Ba Đình với sự yểm trợ của đại bác. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quả cảm, gan dạ và ý chí quyết tử của nghĩa quân nên thất bại. Đầu năm 1887, thực dân Pháp tổ chức một lực lượng gồm 3.530 tên lính và 78 sỹ quan với sự yểm trợ của đại bác và nhiều loại vũ khí hiện đại khác tiến đánh căn cứ Ba Đình. Nhận thấy thế địch mạnh, các thủ lĩnh Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Nguyễn Viết Toại quyết định cho toàn bộ nghĩa quân rút lui về căn cứ Mã Cao để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.  Trên đường rút lui, nghĩa quân đi qua thôn Mậu Yên và nghỉ chân ở đình làng. Giặc Pháp nghe tin cho quân về phủ Hà Trung để bao vây nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Được nhân dân giúp đỡ, nghĩa quân đã đào hào sẵn sàng chiến đấu. Sáng hôm sau, quân Pháp kéo từ Ba Đình qua Thạch Lễ, Vân Cô Nội đi vào đường Chân Sơn đến Mậu Yên. Dưới sự chỉ huy của nhà yêu nước Tống Duy Tân, từ các đường hào nghĩa binh xông lên giết giặc. Bị tập kích bất ngờ, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy tán loạn, ba tên Pháp và hàng chục tên ngụy phải bỏ lại xác. Ngày hôm sau, quân Pháp lại tăng cường lực lượng hòng tiêu diệt bằng được nghĩa quân nên ngay từ khi đặt chân đến làng, chúng đã cho lính bắn loạn xạ, nhân dân phải sơ tán cùng nghĩa quân vào rừng núi Yên Lâm. Tới đình Mậu Yên chúng không thấy nghĩa quân đâu nên ra lệnh đốt đình và kéo quân về Hà Trung.  Dân làng Phú Thọ lập đồn canh bảo vệ căn cứ Ba Đình tại Bái Đồn ở đầu làng. Khi Ba Đình thất thủ, ngày mồng 3 tết năm 1887, giặc Pháp tràn qua làng đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản, chúng bắn chết ông Mai Văn Tài khi ông đang tìm cách báo tin cho dân làng chạy giặc. Một số nghĩa quân quả cảm của dân làng như ông Đỗ Đăng Quýnh, ông Hoàng Trung bị bắt.  Đến cuối năm 1887, thực dân Pháp và bọn tay sai mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa. Tuy thất bại, nhiều nghĩa sỹ Hà Trung đã anh dũng hy sinh nhưng lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của nhân dân Hà Lai - Hà Trung thì còn mãi, là những tấm gương sáng cho thế hệ sau học tập và noi theo. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã tạo tiếng vang lớn trong cả nước ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.  Hà Lai là một vùng quê có bề dày lịch sử, kể từ khi có con người mới đặt chân lên mảnh đất này, khai hoang vỡ đất, cần cù lao động… đấu tranh với thiên tai, địch họa để xây dựng cuộc sống mới, tạo nên bản sắc riêng của người dân Hà Lai. Truyền thống quý báu đó đã được khơi dậy và phát huy lên một tầm cao mới khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, có đường lối của Đảng soi sáng, dẫn đường đã tạo thành sức mạnh đưa nhân dân Hà Lai vững bước tiến lên qua các chặng đường lịch sử.

 

 

  

Cộng đồng dân cư xã Hà Lai

Đăng lúc: 31/12/2022 17:00:00 (GMT+7)

1.     Cộng đồng dân cư xã Hà Lai

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hà Lai không cao. Sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là vào những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ trước, tình trạng bùng nổ dân số ở Hà Lai đã diễn ra, gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân trong xã. Hiện nay, do thực hiện tốt chủ trương kế hoạch hóa gia đình, Hà Lai đã và đang đạt được những thành tích đáng kể về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Tính đến năm 2022, tổng số hộ trên địa bàn xã là 1.337 hộ với tổng dân số là 4.350 nhân khẩu, trong đó: số lao động trong độ tuổi hiện nay là 4.707 người. Thu nhập bình quân đạt 48,5 triệu đồng/người. Kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển khá và hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2015. Hệ thống chính trị luôn trong sạch vững mạnh, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

2. Truyền thống yêu nước

Nhân dân Hà Lai cũng như nhân dân các xã trong huyện Hà Trung và tỉnh Thanh Hóa vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm. Theo các thư tịch cổ và truyền thuyết, các câu chuyện truyền miệng được biết: từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến cuộc khởi nghĩa chống lại sự bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc dưới các triều đại Lý, Trần, Lê… nhân dân trong vùng luôn hưởng ứng và ủng hộ các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương do vua Hàm Nghi ban, nhân dân huyện Tống Sơn (Hà Trung) tích cực đóng góp sức người, sức của tham gia khởi nghĩa Ba Đình (diễn ra ở huyện Nga Sơn). Các văn thân, sĩ phu như Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, Nguyễn Khế, Nguyễn Viết Toại và Tống Duy Tân đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xây dựng căn cứ Ba Đình và lực lượng chống Pháp. Nhân dân các làng trong xã Hà Lai kiên dũng đi theo tiếng gọi của cuộc khởi nghĩa, ủng hộ lương thực, vũ khí và nhân công để xây dựng căn cứ. Các ông Trịnh Văn Đổng, Trịnh Văn Vó, Nguyễn Hữu Bồ, Nguyễn Hữu Được người làng Mậu Yên, ông Đỗ Đăng Quýnh (làm quan đến chức Chánh tổng), ông Đốc Nụ, ông Hoàng Trung (vốn là quan tri huyện) người làng Phú Thọ cùng nêu cao tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa… Chỉ trong một tháng, căn cứ Ba Đình được xây dựng xong. Ông Quýnh được giao nhiệm vụ chỉ huy hậu cần cho nghĩa quân.  Ở làng Mậu Yên còn có ông Cai Được, ông Cai Níp, ông Tráng Vang; làng Vân Cô có ông Chánh quản Nguyễn Ngọc Huyên, ông phó quản Vũ Văn Cung, ông Vũ Văn Nhuế… tham gia nghĩa quân Hùng Lĩnh do Tiến sỹ Tống Duy Tân lãnh đạo để hỗ trợ cho căn cứ Ba Đình. Dân làng cùng nghĩa quân chặn đánh Pháp một trận ở Cống Hào giết được 6 tên giặc.  Trong làng, nhà nào cũng đóng góp lương thực, thực phẩm, chuẩn bị sọt rơm, cọc tre để nghĩa quân làm phòng tuyến quyết chiến với địch. Dân làng còn kết hợp với làng Nhân Lý bắt sống tên Cai Quát - một tên ác ôn khét tiếng mà nghĩa quân lên kế hoạch diệt trừ từ lâu. Sau khi bắt sống được tên Cai Quát, dân làng dẫn hắn tới bến Cô chém đầu và dâng nộp thủ cấp cho nghĩa quân.  Ngày 18-12-1886, thực dân Pháp tập trung lực lượng lớn đánh vào Ba Đình với sự yểm trợ của đại bác. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quả cảm, gan dạ và ý chí quyết tử của nghĩa quân nên thất bại. Đầu năm 1887, thực dân Pháp tổ chức một lực lượng gồm 3.530 tên lính và 78 sỹ quan với sự yểm trợ của đại bác và nhiều loại vũ khí hiện đại khác tiến đánh căn cứ Ba Đình. Nhận thấy thế địch mạnh, các thủ lĩnh Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Nguyễn Viết Toại quyết định cho toàn bộ nghĩa quân rút lui về căn cứ Mã Cao để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.  Trên đường rút lui, nghĩa quân đi qua thôn Mậu Yên và nghỉ chân ở đình làng. Giặc Pháp nghe tin cho quân về phủ Hà Trung để bao vây nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Được nhân dân giúp đỡ, nghĩa quân đã đào hào sẵn sàng chiến đấu. Sáng hôm sau, quân Pháp kéo từ Ba Đình qua Thạch Lễ, Vân Cô Nội đi vào đường Chân Sơn đến Mậu Yên. Dưới sự chỉ huy của nhà yêu nước Tống Duy Tân, từ các đường hào nghĩa binh xông lên giết giặc. Bị tập kích bất ngờ, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy tán loạn, ba tên Pháp và hàng chục tên ngụy phải bỏ lại xác. Ngày hôm sau, quân Pháp lại tăng cường lực lượng hòng tiêu diệt bằng được nghĩa quân nên ngay từ khi đặt chân đến làng, chúng đã cho lính bắn loạn xạ, nhân dân phải sơ tán cùng nghĩa quân vào rừng núi Yên Lâm. Tới đình Mậu Yên chúng không thấy nghĩa quân đâu nên ra lệnh đốt đình và kéo quân về Hà Trung.  Dân làng Phú Thọ lập đồn canh bảo vệ căn cứ Ba Đình tại Bái Đồn ở đầu làng. Khi Ba Đình thất thủ, ngày mồng 3 tết năm 1887, giặc Pháp tràn qua làng đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản, chúng bắn chết ông Mai Văn Tài khi ông đang tìm cách báo tin cho dân làng chạy giặc. Một số nghĩa quân quả cảm của dân làng như ông Đỗ Đăng Quýnh, ông Hoàng Trung bị bắt.  Đến cuối năm 1887, thực dân Pháp và bọn tay sai mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa. Tuy thất bại, nhiều nghĩa sỹ Hà Trung đã anh dũng hy sinh nhưng lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của nhân dân Hà Lai - Hà Trung thì còn mãi, là những tấm gương sáng cho thế hệ sau học tập và noi theo. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã tạo tiếng vang lớn trong cả nước ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.  Hà Lai là một vùng quê có bề dày lịch sử, kể từ khi có con người mới đặt chân lên mảnh đất này, khai hoang vỡ đất, cần cù lao động… đấu tranh với thiên tai, địch họa để xây dựng cuộc sống mới, tạo nên bản sắc riêng của người dân Hà Lai. Truyền thống quý báu đó đã được khơi dậy và phát huy lên một tầm cao mới khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, có đường lối của Đảng soi sáng, dẫn đường đã tạo thành sức mạnh đưa nhân dân Hà Lai vững bước tiến lên qua các chặng đường lịch sử.

 

 

  

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC