Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
142157

Lịch sử hình thành xã Hà Lai

Ngày 15/12/2021 17:00:00

Quá trình hình thành làng, xã và truyền thống văn hóa, lịch sử xã Hà lai

Xã Hà Lai có quá trình hình thành các đơn vị hành chính diễn ra trong một thời gian dài, gắn liền với sự hội tụ của dân cư và có sự chi phối của những diễn biến trong lịch sử dân tộc. Trong buổi đầu của thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Hà Trung ngày nay thuộc huyện Dư Phát, quận Cửu Chân. Đến thời Lương Vũ Đế, Hà Trung nằm trong cương vực huyện Nhật Nam, quận Cửu Chân rồi thuộc huyện Nhật Nam, châu Ái.

Trong thời kỳ nước Đại Việt, đời Lý - Trần, Hà Trung nằm trong lộ Thanh Hóa (cũng gọi là phủ Thanh Hóa). Năm 1397, phủ Thanh Hóa được đổi thành trấn Thanh Đô; Hà Trung lúc này là huyện Tống Giang, châu Ái, trấn Thanh Đô. Hồ Quý Ly lên ngôi vua, trấn Thanh Đô được đổi thành phủ Thiên Xương. Hà Trung nằm trong vùng đất phụ kỳ của Tây Đô. Khoảng giữa niên hiệu Quang Thuận (1460-1469), vua Lê Thánh Tông đặt Thanh Hóa thừa tuyên, Hà Trung lúc này là huyện Tống Giang thuộc phủ Hà Trung. Thời Lê Trung Hưng (1533-1788), Hà Trung là huyện Tống Sơn phủ Hà Trung thuộc Thanh Hoa nội trấn. Vào đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn vẫn giữ Thanh Hoa nội trấn. Năm Minh Mạng thứ mười hai (1831) đổi trấn Thanh Hóa thành tỉnh Thanh Hoa. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa. Trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, về cơ bản các làng xã ở Hà Trung giữ nguyên, chỉ có một vài thay đổi nhỏ về địa danh cũng như địa giới. Trước Cách mạng Tháng Tám, khu vực Hà Trung gồm 8 tổng: tổng Thượng Bạn, tổng Trung Bạn, tổng Đông Bạn, tổng Nam Bạn, tổng Hoàng Xá, tổng Ngọ Xá, tổng Phi Lai, tổng Đông Bột (sau đổi là Đông An) với tổng số 116 hương, trang, xã, thôn, phường, giáp, sở, vạn.

Các làng trong xã Hà Lai bây giờ thuộc tổng Phi Lai. Khi ấy, tổng Phi Lai có 19 xã, thôn, trang đặt dưới quyền cai trị của bộ máy hành chính cấp tổng mà đứng đầu là Chánh tổng. Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng lâm thời tại các làng được thành lập. Ngày 6-1-1946, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra và thành công tốt đẹp, chính quyền cách mạng được kiện toàn lại từ Trung ương đến địa phương, phủ Hà Trung đổi thành huyện Hà Trung, các đơn vị tổng giải thể, toàn huyện Hà Trung được chia làm 10 xã, trong đó có xã Lê Lai. Xã Lê Lai được thành lập từ tháng 3-1946 đến tháng 3-1947 (thời kỳ này, làng Vân Cô thuộc xã Nguyễn Huệ). 

Từ tháng 3-1947 đến năm 1954, xã Thái Lai được thành lập trên sự hợp nhất hai xã Lê Lai và Nguyễn Thái Học. Sau giảm tô và cải cách ruộng đất vào đầu năm 1954, 10 xã trong huyện Hà Trung được chia làm 25 xã có tên mới với chữ Hà đứng đầu, xã Thái Lai được chia làm hai xã Hà Lai và Hà Thái. Trước năm 1973, xã Hà Lai có 3 làng: Mậu Yên, Vân Cô, Ngọc Chuế. Hiện nay, xã có 5 thôn: thôn Mậu Yên 1, thôn Mậu Yên 2, thôn Vân Cô, thôn Nhạn Trạch và thôn Phú Thọ.

Theo gia phả của các dòng họ và văn bia còn ghi chép lại, đồng thời dựa vào mối quan hệ xã hội, con người, văn hóa, di tích lịch sử còn lại (cả văn hóa vật thể và phi vật thể…) đều cho thấy rằng: Các dòng họ đã đến Hà Lai từ rất sớm, nhờ Hà Lai có vị trí thuận lợi về buôn bán, giao lưu, săn bắn nên quy tụ được người dân đông đúc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua lao động, đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã hình thành nên vị trí địa lý và người dân xã Hà Lai hôm nay. 

Các dòng họ cũng đến đây khai hoang, vỡ đất dựng làng, làm ruộng, lấy nghề trồng lúa nước làm phương tiện sinh nhai. Mọi người quây quần, tập hợp nhau theo từng ngõ và liên kết thành giáp, mỗi dòng họ đều ở chung một giáp. Nhiều giáp thành xóm, nhiều xóm thành thôn, mấy thôn thành xã.

Làng Phú Thọ

Theo gia phả họ Hoàng và văn bia bản Hán dòng họ Đỗ ta được biết: Làng Phú Thọ là một trong 3 làng được hình thành sớm nhất của tổng Phi Lai. Theo tài liệu để lại, vào khoảng năm 618 đến năm 907, nước ta đang chịu ách đô hộ nhà Đường. Chiếm xong nước ta, nhà Đường cho người sang khai phá, gom dân lập ấp.

Ba anh em Cao Các, Cao Sơn, Cao An thu nạp người Việt sống rải rác trong vùng và lập thành ba ấp chính: Một ấp tại chân núi Thần Y (Phú Thọ), một ấp tại chân núi Rừng Dẻ (Phú Nham), một ấp tại Rừng Mây (Phú Vinh). Như vậy, khoảng năm 792, làng Phú Thọ ra đời với tên sơ khai là ấp Hoa Cải, sau đó đổi là Hoa Kỳ rồi Anh Kỳ. Năm 1010, triều Lý được thành lập, lúc này, làng Anh Kỳ đã phát triển lớn mạnh, cư dân đông đúc, làng được đổi tên thành Phú Thọ. Tương truyền, ông Cao Các là anh cả lập ra ấp ở Phú Thọ và có công phát triển tổng Phi Lai. Dân làng trong tổng mang ơn ông nên đều lấy tên làng Phi Lai làm tên gọi chung. 

Cư dân làng Phú Thọ có những dòng họ như: họ Mai, họ Hoàng, họ Nguyễn, họ Đỗ, họ Trịnh, họ Trần, họ Lê,… Trong các dòng họ có những người đỗ đạt cao và làm quan như ông Hoàng Dực (đỗ cử nhân) vào triều đại vua Thành Thái (năm thứ X, 1898), ông Đỗ Đăng Quýnh làm quan đến chức Chánh tổng (lĩnh binh chương) triều Nguyễn. Ông Hoàng Trọng Quang, Hoàng Trung đỗ đạt cao và làm quan đến chức Tri huyện (triều Nguyễn). Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến nay, làng có Tiến sỹ văn học Đỗ Ngọc Thống. Tiến sỹ Thống đã viết tiếp vào trang sử vàng về truyền thống hiếu học quê nhà.

Phú Thọ là một làng đất rộng, người đông, trước năm 1945 bình quân đất đai là 0,5ha/người. Dân làng chủ yếu sống bằng nông nghiệp nhưng đồng đất chỉ cấy được một vụ lúa chiêm còn vụ mùa bỏ hoang do hệ thống tưới tiêu kém phát triển. Trong làng chỉ có khoảng 7-8 mẫu cấy được một vụ lúa, một vụ màu nên đời sống của người nông dân luôn nghèo khó. 

Sau năm 1973, hồ Con Nhạn được đắp đập, đê Vân Cô được nâng cấp, trạm bơm nước được xây dựng thì tình hình chiêm khê mùa thối ở làng Phú Thọ mới chấm dứt. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của làng chuyển sang cấy hai vụ lúa. Hiện nay, do hệ thống tưới tiêu thuận lợi, làng đã có thể xen canh hai vụ lúa, một vụ màu, đời sống xã viên được nâng lên rõ rệt. 

Phú Thọ là một làng có hệ thống gò, bái, xứ đồng rất phong phú như xứ đồng Cửa Chùa, Bàn Tọa, Núi Dam… gò Xanh, gò Cá Gáy, bái Chảy, bái Chạy, bái Đống…

Thời kỳ đầu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hào kiệt trên khắp đất nước đều giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, trong đó có cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Nghĩa quân Văn Thân đã dựa vào địa thế của núi Dam làm nơi giam giữ bọn tề ngụy theo Pháp. Bái Đồn là một khu đất rộng và cao nằm cạnh con đường chính đi từ phủ Hà Trung vào căn cứ Ba Đình. Nơi đây, bao quanh là đồi núi, cây cối rậm rạp, nghĩa quân xây dựng đồn trại huấn luyện quân và là điểm chốt tiền tiêu.

Làng Phú Thọ có nhiều món ăn độc đáo như dầu quả Sở, người dân tách lấy hạt phơi khô, giã nhỏ, đồ chín, sau đó ép lấy dầu. Dầu này dùng để thắp sáng và chế biến nhiều món ăn ngon. 

Cùng với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phi Lai, phủ Hà Trung, lịch sử văn hóa của nhân dân làng Phú Thọ gắn liền với những công trình văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng mà cha ông đi trước đã gây dựng nên. Với những công trình văn hóa tiêu biểu như chùa Bạch Viên Tự (là một công trình văn hóa nổi tiếng trong vùng). Ngoài ra, làng còn có đình làng, nghè, phủ, hai nhà thờ họ và hai cổng làng. Hàng năm, nhân dân làng Phú Thọ tổ chức lễ hội làng, đó là: lễ tế Kỳ Phúc, lễ hội cầu may và lễ chùa. Trong đó, lễ tế Kỳ Phúc được tổ chức xuân thu nhị kỳ vào dịp tháng 2 và tháng 8 (âm lịch) hàng năm tại đình làng và kéo dài 3 ngày. Mỗi hộ trong làng đều tham gia đóng đám, lễ vật được quy định gồm một con gà, một mâm xôi. Vào ngày tế lễ, nhân dân tập trung đông đủ tại đình, dùng hai con ngựa kéo rước kiệu quanh làng, sau đó về đình tế thành hoàng và các dòng họ. Trong lễ tế, 6 người nâng 6 bình rượu rước đi theo nhịp trống vào dâng cúng tổ tiên, thể hiện việc tri ân công đức của người dân đối với những người được thờ tự tại đình, đó là những người đã khai sinh và xây dựng làng. Lễ phát lộc diễn ra khi lễ tế kết thúc. 

Trong phần hội, những trò chơi, sinh hoạt văn hóa truyền thống được tổ chức, thu hút nhiều người tham gia như: hát chèo, chơi cờ tướng, chơi đu, thi nấu cơm trên ao, trên thuyền…

Lễ tế Kỳ Phúc trong những năm gần đây còn thêm phần biểu diễn văn nghệ, thể thao, thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia, phát huy đời sống văn hóa mới ở nông thôn.

Những trò chơi, sinh hoạt văn hóa truyền thống trong lễ hội đã tạo nên một bức tranh quê sống động, mang đậm nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt. Với tính chất của một nét sinh hoạt cộng đồng, lễ hội làm cho con người gắn kết với nhau hơn, làm cho người xa quê thì nhớ, người ở làng thì tự hào. Để rồi sau lễ hội, mỗi người lại mang cái không khí vui vẻ, hào hứng ấy vào công việc của mình để xây dựng quê hương, đất nước.  Lễ hội cầu may được nhân dân làng Phú Thọ tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình nhằm để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân an khang thịnh vượng. Bắt đầu phần lễ, ban tổ chức lễ hội tổ chức tế cây bông. Trong suốt dịp lễ hội, các nghi thức tế lễ được tổ chức trọng thể và chu đáo như lễ tế, lễ rước kiệu và lễ tế thánh. Sau đó, đến phần hội, các trò chơi dân gian cũng diễn ra sôi nổi và thu hút được nhiều người dân tham gia như trò: thi nấu cơm, thi nấu cháo nẻ, hát chèo… Tổ chức phường hội, phe giáp trong làng hoạt động rất sôi nổi, phong phú. Làng có ba giáp (1,2,3) và hai phe là phe văn và phe võ, có hội đồng môn… Nhìn chung, tổ chức phe giáp, phường hội trong làng không có sự ganh đua, chèn ép nhau mà chung sống hòa thuận trong khuôn viên làng, xã, qua đó đời sống tinh thần của người dân được phong phú thêm.  Bộ máy quản lý hành chính ở làng Phú Thọ cũng như các làng khác trong xã Hà Lai trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có cùng tên gọi là ngũ hương. Trong đó, lý trưởng (nhất hương chi trưởng) đứng đầu ngũ hương và chịu trách nhiệm chung các công việc của làng; Hương bạ - quản lý ruộng đất, sinh tử; Hương bản - quản lý kho, quỹ; Hương kiểm - quản lý an ninh trật tự; Hương mục - quản lý đê điều, đường sá; Hương dịch - lo tạp dịch trong làng.  Hương ước của làng Phú Thọ được quy định khá chặt chẽ. Con trai đến tuổi 18 phải đi tu hai năm, sau đó mới được về lập gia đình, làm ăn sinh sống. Con gái nếu chửa hoang bị phạt rất nặng, phạt cả bố mẹ. Đêm đến, trai đinh trong làng phải phân công nhau canh gác tại hai cổng làng và thay ca theo canh. Vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, người dân làng Phú Thọ một lòng theo Đảng, đứng lên làm cuộc cách mạng giành chính quyền (tháng Tám năm 1945). Hăng hái đóng góp sức người, sức của trong hai cuộc kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc. Từ khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, người dân làng Phú Thọ đã từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt qua các năm. 100% số hộ đều có điện sinh hoạt, đa số các hộ đều có tivi, 100% con em trong làng đều được đến trường, phần lớn số hộ dân có xe máy cùng nhiều phương tiện sinh hoạt hiện đại khác.  Năm 2004, làng Phú Thọ đã khai trương xây dựng làng văn hóa. Năm 2007, đình làng Phú Thọ được Sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa công nhận di tích lịch sử.  Hiện nay (năm 2020) thôn Phú Thọ có diện tích là 105,5ha. Thôn có 220 hộ với 705 nhân khẩu, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Làng có tổng số 27 đảng viên sinh hoạt ở 1 chi bộ.

 Làng Kênh

Theo gia phả bằng chữ Hán của dòng họ Trịnh cùng các văn bia trong chùa và câu đối cổ đình làng được biết: Làng Kênh ra đời cùng thời điểm với làng Phú Thọ khi ông Cao Các sang gom dân lập ấp. Đến thời vua Đinh Tiên Hoàng, làng mới ổn định và phát triển. Từ thuở khai hoang lập ấp, làng có tên gọi sơ khai là làng Lủm, sau đổi tên là làng Lăng, rồi Nhạn Trạch và sau này là làng Kênh. Làng gồm ba xóm: Xóm Muỗm, xóm Bỡ và xóm Giữa. Từ xưa, hệ thống giao thông đường thủy qua làng được thiết lập từ bến thuyền dòng đi ra hai hướng sông Mã, sông Hoạt rồi ra biển. Xưa không có đê điều, nước nổi mênh mông quanh năm, người dân đi lại chủ yếu bằng đường thủy. Một nét nổi bật ở làng Kênh là sự tồn tại của các giếng cổ, đó là giếng ăn, giếng tắm, giếng đất, giếng cầm tỳ… Đến nay, các giếng này vẫn là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt của dân làng.  Cộng đồng làng Kênh có 13 dòng họ, các dòng họ đến đây từ rất lâu như họ Nguyễn, họ Đặng, họ Phạm, họ Vũ, họ Trịnh… Dưới triều Nguyễn, làng có nhiều người đỗ đạt cao như ông Nguyễn Văn Bằng và ông Nguyễn Văn Phúc (đỗ Cử nhân), hai người làm cai tổng là ông Nguyễn Trọng Tích và Nguyễn Trọng Tộ, một người làm phó tổng là ông Đặng Xuân Thưởng. Cũng giống như các làng khác, cư dân làng Kênh sống chủ yếu bằng nghề nông, song diện tích đất đai chủ yếu là đồi rừng (100ha). Ruộng đất bị ngập úng nên đa phần diện tích chỉ cấy được một vụ lúa chiêm, gặt xong thì để nước ngập đồng mãi đến tháng 8, tháng 9 mới làm đất để chuẩn bị cho vụ cấy sang năm… Do đất đồi rừng nhiều nên nghề rừng phát triển, chủ yếu là rừng chanh (6ha), rừng sở (3ha), rừng lim (2ha), rừng trẩu (2ha)… Người dân thường lấy cỏ tranh lợp nhà, độ bền lên tới 20-25 năm.  Làng Kênh có tục kết chạ với làng Minh Đài, Yên Mạo, mỗi khi có công việc lớn trong làng, các làng khác tập trung vào giúp. Lễ ăn chạ được tổ chức vào dịp tháng giêng hàng năm. Đi ăn chạ mỗi bên được mời gồm các cụ chức sắc, làng cả, trùm lão… mỗi bên khoảng bốn người.  Làng Kênh cũng như các làng khác trong xã Hà Lai, có một ngôi đình để thờ thành hoàng làng, mỗi đời vua đều có sắc phong cho thành hoàng làng. Làng, xã nào cũng lấy đình làm nơi hội họp dân đinh khi làng có công, có việc cũng như để tế tự và tổ chức lễ hội hàng năm. Đình làng Kênh thờ ông Cao Các - người có công lập ấp dựng làng. Hiện nay, đình vẫn còn nguyên vẹn, trong đình còn hai câu đối cổ có nội dung: Triệu vĩnh sơn hà danh cửu thọ Đáo kính thôn ấp đức lưu truyền Tạm dịch: Mở mang cho núi sông còn sống mãi Giúp thôn, ấp đức lưu truyền Năm 2002, đình làng Kênh đã được Sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử.  Các sản vật và món ăn truyền thống của làng Kênh cũng rất phong phú, đa dạng như lươn om, ốc om, thịt cầy nướng… Các loại bánh như bánh chưng, bánh quạt, bánh mật, bánh gai, bánh dầy, bánh chè lam… Trong đó, bánh chè lam là một đặc sản của làng, bánh được trình bày đẹp, được đúc bằng khuôn có hoa văn hình con rồng bay.  Việc cưới xin ở làng Kênh, làng Phú Thọ có điểm chung là tục thách cưới rất nặng, tập tục này muốn xác định việc môn đăng hộ đối. Ngoài ra, trong đám cưới còn có tục Giăng dây lấy tiền, tục Tung tiền ăn cướp, tục Làm lễ tơ hồng. Trong ma chay có tục lệ cả làng đến nhà tang chủ, tổ chức tang lễ rất trọng thể. Con trai mặc áo te, đội mũ rơm, lưng thắt dây chuối, mẹ mất dùng gậy vông, bố mất dùng gậy tre. Sau đó là lễ lập phục (bắt đầu chịu tang) và con dâu nằm đường. Trong thời gian chịu tang (thường là ba năm) tang chủ không được tổ chức cưới xin hay mở hội trong nhà, trái với quy định sẽ bị làng ngả vạ. Các hủ tục nói trên từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được bỏ hoặc sửa đổi đi rất nhiều, đó là sự giác ngộ của cách mạng nên người dân đã đổi theo nếp sống mới.  Từ khi có Đảng lãnh đạo, người dân làng Kênh một lòng theo Đảng và đã có đóng góp tích cực trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc. Khi hòa bình lập lại, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, người dân làng Kênh đã từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt qua các năm.  Năm 2003, làng Kênh long trọng tổ chức lễ khai trương xây dựng làng văn hóa, năm 2006, làng được công nhận là làng văn hóa cấp huyện.  Hiện nay, làng Kênh - Nhạn Trạch có diện tích là 81,7ha, với 195 hộ, 690 nhân khẩu. Làng có tổng số 28 đảng viên sinh hoạt ở 1 chi bộ.

Làng Mậu Yên

Theo tài liệu còn để lại như gia phả họ Nguyễn, họ Vũ, họ Trịnh và một đạo sắc phong ông Hào, bốn đạo sắc phong của họ Lê hiện đang được lưu giữ tại nhà ông Đức (Tuế) - Trưởng dòng họ Lê và hai đạo sắc phong tại nhà ông Lê Công Thiêm, được biết: làng Mậu Yên được hình thành khoảng giữa thế kỷ XVII. Tương truyền vào năm 1673, đời vua Lê Huy Tông (niên hiệu Vĩnh Trị) có ông Nguyễn Đức Tiềm (1636-1698) rời quê từ làng Mậu Thịnh huyện Nga Sơn lên đây làm ăn sinh sống. Cùng thời, ông Lê Văn Quảng từ làng Mậu Sơn xã Hương Lan huyện Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa ngày nay) đến tìm nơi sinh cơ lập nghiệp. Hai ông thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, trên có núi đồi bát ngát, dưới có dòng sông hiền hòa uốn lượn, người dân hiền lành chất phác, đúng là nơi “tốt đất cò đậu” bèn định cư sinh sống tại đây và đặt nơi này tên là Mậu Yên. Trải qua chiều dài của lịch sử dân tộc, qua những giai đoạn thăng trầm của quê hương, đất nước, tên làng vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay. Trước Cách mạng Tháng Tám, cư dân làng Mậu Yên vào có 11 dòng họ, đó là: họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê, họ Trịnh, họ Trương, họ Mai, họ Cao, họ Lại, họ Đỗ, họ Vũ, họ Hoàng. Sau năm 1945, có những dòng họ ở nơi khác đến như họ Đinh, họ Bùi. Hai họ mới đến vào những năm 1960-1975 là họ Phạm và họ Tống. Sinh sống lâu đời nhất ở làng Mậu Yên phải kể đến họ Nguyễn và họ Lê. Dòng họ Nguyễn trong làng có những người đỗ đạt thành danh, làm quan trong triều như ông Nguyễn Hữu Hằng và ông Nguyễn Hữu Tào.  Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, con em làng Mậu Yên có nhiều người đỗ đạt cao như Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Tỉnh, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn, Trần Văn Thiên. Từ xưa, cha ông ta đã có câu ca nói về mảnh đất Mậu Yên: Hạc về múa ngưỡng thiên hồ Quý nhân, quý địa đổ về Mậu Yên Hoặc câu hát cửa miệng: Trời mưa lún phún lá bầu Lấy chồng làng Mậu không giàu cũng vui Làng Mậu Yên có bốn xóm, đó là: Yên Phú (xưa gọi xóm làng Vàng); Yên Hòa (xưa gọi là xóm Suối); Yên Trung (xưa tên là xóm Giữa); Yên Hoàng (xưa tên là xóm Ngoài). Phía Bắc làng có con sông Hoạt chảy qua, dọc theo cánh đồng Tháo Đền. Từ xa xưa, dân làng đã biết tận dụng mực nước thủy triều của dòng sông để phục vụ chu kỳ canh tác của cánh đồng này. Ngày nay, với hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, dòng sông là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu úng, người dân đã có thể cấy được một năm hai vụ lúa, góp phần ổn định về lương thực cho dân làng.  Do đặc điểm về địa hình lòng chảo của đồng chiêm trũng, sản xuất phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, trước đây, 60% diện tích chỉ cấy được một vụ lúa, 30% còn lại cấy cưỡng giá được thêm vụ mùa, còn khoảng 10% diện tích đất đồng cao chỉ cấy được vụ mùa. Khoảng năm 1960, phong trào hợp tác hóa lên cao, xã viên đào mương khoanh vùng, công tác thủy lợi nội đồng được thực hiện tốt nên toàn bộ diện tích chuyển sang cấy hai vụ, lương thực được bình ổn. Mậu Yên có nguồn nước ngầm rất dồi dào, cung cấp nước cho dân làng sử dụng qua hệ thống giếng khơi, như giếng Đá, giếng được đào rải đều trong các cụm dân cư để người dân tiện sử dụng. Đến nay, các giếng này vẫn là nguồn cung cấp nước chủ yếu của dân làng. Các sản vật và món ăn truyền thống của làng Mậu Yên cũng rất đa dạng, đặc sắc nhất là món lươn om củ chuối - một món ăn dân giã nhưng khiến người dân xa quê rất nhớ. Ngoài lươn om, món bánh lá cổ truyền cũng rất được ưa chuộng và đã được khách sạn ở thành phố Thanh Hóa, các tỉnh thành trong cả nước giới thiệu, đặt hàng.  Các công trình văn hóa: Đình làng Mậu Yên được xây dựng trên một khu đất ở trung tâm làng. Không có tài liệu nào ghi lại đình được xây dựng vào năm nào nhưng những dấu vết để lại trên ngôi đình cho thấy đình được xây dựng, tu sửa lại vào thời vua Thành Thái thập nhị niên. Đình thờ ba vị thành hoàng làng là: Đông Lung Cao Các, Phương Anh phu nhân và Nguyệt Nga công chúa. Vào ngày 10-2 âm lịch hàng năm, đình làng mở hội tế đình rất long trọng, kéo dài trong 3 ngày. Ngày thứ nhất, công việc chuẩn bị cho việc tế lễ như lau chùi đồ thờ, chồng kiệu, đặt giá chiêng, giá trống, cắm tàn, lọng, treo bức trướng… Ngoài sân đình, cắm la liệt cờ quạt đỏ rực và nổi bật nhất là bốn lá cờ đại cắm cao ngất ở bốn góc sân đình, tung bay trong gió. Các cụ phụ lão tất bật chuẩn bị quần chùng, áo thụng để ngày mai đi tế. Đến chiều, 6 phe giáp trong làng khiêng mỗi phe 1 con lợn ra sân đình để làng địch, con lợn của phe nào to, béo, rẻ hơn được làng khen; con nào nhỏ, gầy, đắt bị làng ngả vạ. Tối đến các phe về nhà chịu trọ đồ xôi, mổ lợn, chuẩn bị cỗ để ngày mai khiêng ra đình tế thần. Vào ngày tế chính (10-2 âm lịch), trống dong, cờ mở, chiêng trống nổi lên, làng cho trai tráng đem lọng đến các giáp khiêng cỗ ra đình. Quan viên, chức sắc, bô lão quần áo chỉnh tề, lần lượt vào chiếu tế theo lời người thống xướng. Ngoài sân, hai hàng trai tráng mặc quần áo theo nghi lễ đứng chấp kích ở trước cửa đình, tay cầm binh khí, đồ thờ túc trực cho đến khi xong lễ. Từ ngoài nhìn vào, không khí buổi tế thật oai nghiêm và hoành tráng.  Tan lễ, các giáp về nhà chịu trưởng (chịu trọ) chia phần xôi thịt và tổ chức liên hoan. Chiều đến, làng mở hội cờ tướng, kéo co, đánh đu… thu hút được nhiều người tham gia. Tối đến, tại sân đình, các tiết mục văn nghệ như hát kép, hát bội được tổ chức, mọi người nô nức đi xem, tuy là hội làng nhưng bà con xa quê và khách thập phương về dự rất đông vui, nhộn nhịp. Kết thúc lễ hội, mọi người lại mang cái không khí vui vẻ ấy vào cuộc sống hàng ngày, cùng chung tay xây dựng quê hương, đất nước. Năm 2008, đình làng Mậu Yên được trùng tu tôn tạo khang trang, kinh phí là sự đóng góp tự nguyện của nhân dân trong làng và con cháu gần xa.  Trong kháng chiến chống Pháp, đình làng Mậu Yên là nơi diễn ra cuộc mít tinh biểu dương lực lượng của Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Hà Trung, thu hút được hàng ngàn người tham gia. Năm 1950, đình làng Mậu Yên là nơi cứu chữa thương binh trong chiến dịch Hà Nam Ninh. Năm 1965, trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, đình còn là trạm cứu thương để đưa thương binh từ cầu Lèn về điều trị và bị máy bay bắn phá. Năm 2002, đình làng Mậu Yên được Sở Văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Phía Nam làng có đền thờ bà Mai Thị Xu, theo câu chuyện truyền miệng kể lại rằng: bà Xu là con nhà nông thuần chất, đẹp người, đẹp nết. Một hôm trời mưa, bà đi trên cây cầu tre bắc qua con khe, nước lũ làm gãy cầu, cuốn bà trôi theo dòng nước, bà chết đuối, xác dạt vào bãi đất cuối khe. Dân làng chôn cất và lập đền thờ bà ngay tại đó. Ban đầu, đền được dựng bằng tranh tre, nứa lá. Khi ông Nguyễn Hữu Tào vào kinh đi thi, đi qua đền thờ bà liền vào thắp hương khấn vái, xin bà phù hộ cho thi đỗ sẽ về xây dựng lại đền thờ. Lời cầu linh ứng, ông đỗ tam trường và được làm quan dưới triều vua Tự Đức. Về quê, ông vận động dân làng góp tiền của, công sức xây đền thờ bằng gạch ngói khang trang trong khu vườn già âm u, tĩnh mịch. Nhân dân thấy đền thờ bà linh thiêng nên vào những ngày đầu tuần đều thắp hương cúng tế. Tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên ngôi đền không còn nữa, nơi chiếc cầu tre bị gãy được đặt tên cho một xứ đồng, đó là xứ đồng Cầu Gãy.  Vào ngày 19-9 (âm lịch) hàng năm, lễ thánh mẫu được tổ chức trọng thể tại đền thờ bà. Trước ngày lễ, các bản hội trong làng mua sắm lễ vật chu đáo đội cỗ vào đền. Đến hôm trước ngày lễ chính, các con đồng đệ tử vào lên đồng, hầu bóng cho đến ngày lễ hôm sau. Tiếng đàn, tiếng nhạc, tiếng hát chầu văn, hương đăng tỏa sáng, khói hương nghi ngút. Trẻ, già, trai, gái kéo nhau vào dự lễ thâu đêm suốt sáng. Phong tục này tồn tại đến trước năm 1945. Phía Bắc làng Mậu Yên dân làng có lập miếu thờ ông Nguyễn Hữu Tào gọi là Từ Vũ miếu (người dân hay gọi bằng tên nôm là đền thờ quan lớn). Ông là người có công lớn trong việc mở mang địa giới làng và là người có nhiều công trạng dưới triều vua Tự Đức. Ngoài những lễ hội truyền thống của làng thể hiện tình cảm và sự tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân, những người có công mở mang và phát triển làng thì nhân dân Mậu Yên cũng thể hiện lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ qua lễ mừng thọ được tổ chức vào ngày 5 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm tại đình làng. Vào ngày lễ, các cụ tuổi 60, 70, 80, 90 được làng, họ tộc và gia đình tổ chức mừng thọ. Vào ngày lễ, trống dong, cờ mở, cỗ bàn được chuẩn bị chu đáo cho các quan tế viên vào chiếu tế. Các cụ lên lão vào ngồi chiếu hoa cạp điều ở chính gian giữa đình. Kết thúc buổi tế, bài văn chiềng được cất lên, con cháu đón các cụ lên võng đào cáng về nhà. Trong nhà, câu đối đỏ được treo lên từ trước, pháo nổ cùng tiếng con cháu reo hò, hòa vào nhau tạo nên bức tranh gia đình đầm ấm, mọi người cùng bái yết gia tiên và tổ chức liên hoan. Đây là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của làng. Mậu Yên có cùng phong tục kết chạ với các làng khác như: Mậu Thịnh (ở huyện Nga Sơn - nơi ông Nguyễn Đức Tiềm lên lập nghiệp, dựng làng), Chế Cầu, Đồng Ô, Đồng Bồng (xã Hà Tiến). Ngoài việc giúp nhau trong cuộc sống thường ngày thì hàng năm, mỗi khi làng có công, có việc được các làng kết chạ cử một đoàn thay mặt dân làng đến thăm viếng. Khi đi, mang theo lễ vật gồm xôi, thịt, trầu, rượu đến cúng tế ở đình và dự bữa cơm “trọng” của làng chiêu đãi. Mâm cơm “trọng” được làng cắt cử luân phiên theo quy định. Các gia đình được làm cơm “trọng” phải chuẩn bị rất công phu và giữ bí mật đến phút chót khi làng “địch” cỗ. Mâm cỗ được bày đến ba tầng và được đánh giá, phân loại để khen ngợi và ngả vạ. Tục này còn kéo dài đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới kết thúc. Từ khi có Đảng lãnh đạo, Mậu Yên là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tổng Phi Lai. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Mậu Yên lại ra sức thi đua, thực hiện các chủ trương, Chỉ thị của Nhà nước và Đảng bộ cấp trên trong công cuộc xây dựng quê hương và bảo vệ độc lập dân tộc.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (tháng 12-1986) và sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Hà Lai, nhân dân Mậu Yên đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, mức sống của người dân ngày một nâng cao.  Năm 2000, làng đã khai trương xây dựng làng văn hóa. Năm 2005, Mậu Yên được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh.  Năm 2018, thôn 5 đổi tên thành thôn Mậu Yên 1 với diện tích tự nhiên là 91,8 ha, 190 hộ, 612 nhân khẩu và 46 đảng viên. Sáp nhập thôn 3 và thôn 4 thành thôn Mậu Yên 2 với diện tích là 173,8 ha. Theo số liệu thống kê năm 2020, thôn có 293 hộ, 1.030 nhân khẩu và 74 đảng viên.

Làng Vân Cô

Theo Dư địa chí của tỉnh Thanh Hóa và cuốn thần phả của làng Vân Cô được viết bằng chữ Hán do Hàn lâm đại học sĩ Nguyễn Bình viết cuối thế kỷ XVI. Vào thời Lê Trang Tông năm 1543, Đô Thái Giám đại vương Hoàng Đức Toàn được nhà vua cho đi tuần du. Về đây gặp ông thần họ Vũ (có tên húy là Vũ Đình Dũng). Hai ông kết bạn anh em đã chọn đất này (cây cỏ tốt tươi, người dân thuần chất), nên đã cùng với nhân dân lập nhà cửa, khai phá đất đai. Sau 3 năm, năm 1546 (triều Lê) trở thành Trang ấp và lấy tên là ấp Hoàng Cò ngụ tại Giếng Đông Sứ.  Đến năm 1556, “ấp Hoàng Cò” xứng đáng là Trại quan, khi này do dân số đông lên và điều kiện thiên nhiên nên “ấp Hoàng Cò” chuyển ra khu vực Nền Đình lấy tên là Trang Hoàng Cô.  Sáu năm sau, ngày 21 tháng 11 niên hiệu chính trị niên 1562. Ông Hoàng về triều yết kiến nhà vua và mất tại triều. Do ông có công lao dẹp giặc phương Bắc và dẹp quân chiêm thành, mở mang bờ cõi ở phương Nam, đồng thời tuần du phủ dụ, yêu dân làm điều đức thiện nên được nhà vua ban cho Tráng ấp, thưởng cho 20 lạng vàng, 47 mẫu ruộng tại khu vực đồng bằng gọi là “Đồng quan” giáp thôn “Giao Thị” nay gọi là Ngọc Chuế, đồng thời cho xây chính tẩm gọi là “Nghè” để thờ cúng và ra sắc chỉ và phong ông làm “Phúc Thần” hiệu Dương Cảnh Thành Hoàng “Thượng đẳng Đại Vương”. Ngày 1 tháng 7, niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 năm (1887) “trang Hoàng Cô”  được đổi thành “Vân Cô trang”. Đến ngày 25-7 niên hiệu Khải Định thứ 9, Vân Cô trang đổi thành làng Vân Cô, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.  Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng Vân Cô có ba dòng họ chính, đó là các họ: Nguyễn, Vũ, Mai. Sau này, họ Trần mới đến đây sinh cơ lập nghiệp. Trong các dòng họ trên thì họ Vũ đến đây từ lâu đời nhất và đông dân nhất, chiếm khoảng 65% dân số trong làng, họ Mai chiếm khoảng 15% và họ Nguyễn chiếm khoảng 20% số dân của làng. Trong làng, có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan đến hàng cửu phẩm như ông Vũ Văn Hào, ông Vũ Công Ứng. Ông Mai Xuân Quýnh làm quan dưới triều Nguyễn. Ngày nay, trong làng có ông Mai Thanh Dung là người có học vị cao (ông học và đã đỗ đạt bằng Tiến sỹ ở trường Lômônôxôp - Liên Xô). Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Theo đó, Nhà nước tiến hành cải cách các đơn vị hành chính trước đó, cấp tổng bãi bỏ, phủ Hà Trung đổi thành huyện Hà Trung và thành lập các xã trực thuộc huyện. Từ tháng 3-1946 đến tháng 3-1947, làng Vân Cô thuộc xã Nguyễn Huệ. Khi xã Hà Lai được thành lập vào cuối năm 1954, làng Vân Cô thuộc xã Hà Lai và ổn định về quản lý hành chính từ đó cho đến nay. Người dân làng Vân Cô cũng như các làng trong xã Hà Lai có tục kết chạ với các làng Nga Châu, Phú Vinh và lấy Phật giáo cùng đạo thờ cúng tổ tiên làm tôn giáo chính của mình. Dưới ánh sáng của Đảng, nhân dân Vân Cô đã vùng lên giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân Vân Cô lại sôi nổi bước vào những ngày “Toàn quốc kháng chiến”, góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7-5-1954).  Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, nhân dân Vân Cô làm tròn nghĩa vụ của một “hậu phương lớn”, chi viện cho “tiền tuyến lớn” miền Nam. Cùng với nhân dân toàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, phá tan kế hoạch đưa miền Bắc trở về “thời kỳ đồ đᔠcủa đế quốc Mỹ. Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, nhân dân làng Vân Cô hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần đưa quê hương Hà Lai vững bước trên con đường đổi mới và hội nhập sau này.  Ngày 20-4-1996, đình nghè làng Vân Cô được Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử. Đây là công trình văn hóa vật thể cần phải tôn tạo và gìn giữ. Năm 2003, làng Vân Cô khai trương xây dựng làng văn hóa, năm 2006, Vân Cô đã được công nhận là làng văn hóa cấp huyện. Hàng năm, vào ngày 6 - 8 tháng giêng (âm lịch) địa phương tổ chức lễ cúng thành hoàng làng, rước kiệu và tổ chức các trò chơi dân gian như: múa sư tử, đấu vật, kéo co, đu, bơi lội... làng có một Đội hát tuồng cổ thường tổ chức vào các ngày tết, ngày lệ của làng. Hàng năm, vào ngày 28/2 (âm lịch) làng tổ chức lễ hội rước bóng tại đền thánh mẫu của làng.

Theo số liệu thống kê năm 2020, làng Vân Cô có tổng diện tích đất tự nhiên là 234,54ha, với 451 hộ, 1.678 nhân khẩu. Làng có tổng số 49 đảng viên. Ngày nay, xã có 4 làng, 5 thôn; tất cả các làng của Hà Lai cũng là các thôn theo quy định của Nhà nước về quản lý hành chính. Trước kia (từ năm 1973-1991) mỗi làng - thôn là một đội sản xuất do đội trưởng quản lý và điều hành mọi mặt trong thôn. Ngày nay, bỏ chức danh đội trưởng và thay vào đó là trưởng thôn - quản lý mọi việc trong thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân xã. 

Lịch sử hình thành xã Hà Lai

Đăng lúc: 15/12/2021 17:00:00 (GMT+7)

Quá trình hình thành làng, xã và truyền thống văn hóa, lịch sử xã Hà lai

Xã Hà Lai có quá trình hình thành các đơn vị hành chính diễn ra trong một thời gian dài, gắn liền với sự hội tụ của dân cư và có sự chi phối của những diễn biến trong lịch sử dân tộc. Trong buổi đầu của thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Hà Trung ngày nay thuộc huyện Dư Phát, quận Cửu Chân. Đến thời Lương Vũ Đế, Hà Trung nằm trong cương vực huyện Nhật Nam, quận Cửu Chân rồi thuộc huyện Nhật Nam, châu Ái.

Trong thời kỳ nước Đại Việt, đời Lý - Trần, Hà Trung nằm trong lộ Thanh Hóa (cũng gọi là phủ Thanh Hóa). Năm 1397, phủ Thanh Hóa được đổi thành trấn Thanh Đô; Hà Trung lúc này là huyện Tống Giang, châu Ái, trấn Thanh Đô. Hồ Quý Ly lên ngôi vua, trấn Thanh Đô được đổi thành phủ Thiên Xương. Hà Trung nằm trong vùng đất phụ kỳ của Tây Đô. Khoảng giữa niên hiệu Quang Thuận (1460-1469), vua Lê Thánh Tông đặt Thanh Hóa thừa tuyên, Hà Trung lúc này là huyện Tống Giang thuộc phủ Hà Trung. Thời Lê Trung Hưng (1533-1788), Hà Trung là huyện Tống Sơn phủ Hà Trung thuộc Thanh Hoa nội trấn. Vào đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn vẫn giữ Thanh Hoa nội trấn. Năm Minh Mạng thứ mười hai (1831) đổi trấn Thanh Hóa thành tỉnh Thanh Hoa. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa. Trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, về cơ bản các làng xã ở Hà Trung giữ nguyên, chỉ có một vài thay đổi nhỏ về địa danh cũng như địa giới. Trước Cách mạng Tháng Tám, khu vực Hà Trung gồm 8 tổng: tổng Thượng Bạn, tổng Trung Bạn, tổng Đông Bạn, tổng Nam Bạn, tổng Hoàng Xá, tổng Ngọ Xá, tổng Phi Lai, tổng Đông Bột (sau đổi là Đông An) với tổng số 116 hương, trang, xã, thôn, phường, giáp, sở, vạn.

Các làng trong xã Hà Lai bây giờ thuộc tổng Phi Lai. Khi ấy, tổng Phi Lai có 19 xã, thôn, trang đặt dưới quyền cai trị của bộ máy hành chính cấp tổng mà đứng đầu là Chánh tổng. Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng lâm thời tại các làng được thành lập. Ngày 6-1-1946, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra và thành công tốt đẹp, chính quyền cách mạng được kiện toàn lại từ Trung ương đến địa phương, phủ Hà Trung đổi thành huyện Hà Trung, các đơn vị tổng giải thể, toàn huyện Hà Trung được chia làm 10 xã, trong đó có xã Lê Lai. Xã Lê Lai được thành lập từ tháng 3-1946 đến tháng 3-1947 (thời kỳ này, làng Vân Cô thuộc xã Nguyễn Huệ). 

Từ tháng 3-1947 đến năm 1954, xã Thái Lai được thành lập trên sự hợp nhất hai xã Lê Lai và Nguyễn Thái Học. Sau giảm tô và cải cách ruộng đất vào đầu năm 1954, 10 xã trong huyện Hà Trung được chia làm 25 xã có tên mới với chữ Hà đứng đầu, xã Thái Lai được chia làm hai xã Hà Lai và Hà Thái. Trước năm 1973, xã Hà Lai có 3 làng: Mậu Yên, Vân Cô, Ngọc Chuế. Hiện nay, xã có 5 thôn: thôn Mậu Yên 1, thôn Mậu Yên 2, thôn Vân Cô, thôn Nhạn Trạch và thôn Phú Thọ.

Theo gia phả của các dòng họ và văn bia còn ghi chép lại, đồng thời dựa vào mối quan hệ xã hội, con người, văn hóa, di tích lịch sử còn lại (cả văn hóa vật thể và phi vật thể…) đều cho thấy rằng: Các dòng họ đã đến Hà Lai từ rất sớm, nhờ Hà Lai có vị trí thuận lợi về buôn bán, giao lưu, săn bắn nên quy tụ được người dân đông đúc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua lao động, đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã hình thành nên vị trí địa lý và người dân xã Hà Lai hôm nay. 

Các dòng họ cũng đến đây khai hoang, vỡ đất dựng làng, làm ruộng, lấy nghề trồng lúa nước làm phương tiện sinh nhai. Mọi người quây quần, tập hợp nhau theo từng ngõ và liên kết thành giáp, mỗi dòng họ đều ở chung một giáp. Nhiều giáp thành xóm, nhiều xóm thành thôn, mấy thôn thành xã.

Làng Phú Thọ

Theo gia phả họ Hoàng và văn bia bản Hán dòng họ Đỗ ta được biết: Làng Phú Thọ là một trong 3 làng được hình thành sớm nhất của tổng Phi Lai. Theo tài liệu để lại, vào khoảng năm 618 đến năm 907, nước ta đang chịu ách đô hộ nhà Đường. Chiếm xong nước ta, nhà Đường cho người sang khai phá, gom dân lập ấp.

Ba anh em Cao Các, Cao Sơn, Cao An thu nạp người Việt sống rải rác trong vùng và lập thành ba ấp chính: Một ấp tại chân núi Thần Y (Phú Thọ), một ấp tại chân núi Rừng Dẻ (Phú Nham), một ấp tại Rừng Mây (Phú Vinh). Như vậy, khoảng năm 792, làng Phú Thọ ra đời với tên sơ khai là ấp Hoa Cải, sau đó đổi là Hoa Kỳ rồi Anh Kỳ. Năm 1010, triều Lý được thành lập, lúc này, làng Anh Kỳ đã phát triển lớn mạnh, cư dân đông đúc, làng được đổi tên thành Phú Thọ. Tương truyền, ông Cao Các là anh cả lập ra ấp ở Phú Thọ và có công phát triển tổng Phi Lai. Dân làng trong tổng mang ơn ông nên đều lấy tên làng Phi Lai làm tên gọi chung. 

Cư dân làng Phú Thọ có những dòng họ như: họ Mai, họ Hoàng, họ Nguyễn, họ Đỗ, họ Trịnh, họ Trần, họ Lê,… Trong các dòng họ có những người đỗ đạt cao và làm quan như ông Hoàng Dực (đỗ cử nhân) vào triều đại vua Thành Thái (năm thứ X, 1898), ông Đỗ Đăng Quýnh làm quan đến chức Chánh tổng (lĩnh binh chương) triều Nguyễn. Ông Hoàng Trọng Quang, Hoàng Trung đỗ đạt cao và làm quan đến chức Tri huyện (triều Nguyễn). Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến nay, làng có Tiến sỹ văn học Đỗ Ngọc Thống. Tiến sỹ Thống đã viết tiếp vào trang sử vàng về truyền thống hiếu học quê nhà.

Phú Thọ là một làng đất rộng, người đông, trước năm 1945 bình quân đất đai là 0,5ha/người. Dân làng chủ yếu sống bằng nông nghiệp nhưng đồng đất chỉ cấy được một vụ lúa chiêm còn vụ mùa bỏ hoang do hệ thống tưới tiêu kém phát triển. Trong làng chỉ có khoảng 7-8 mẫu cấy được một vụ lúa, một vụ màu nên đời sống của người nông dân luôn nghèo khó. 

Sau năm 1973, hồ Con Nhạn được đắp đập, đê Vân Cô được nâng cấp, trạm bơm nước được xây dựng thì tình hình chiêm khê mùa thối ở làng Phú Thọ mới chấm dứt. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của làng chuyển sang cấy hai vụ lúa. Hiện nay, do hệ thống tưới tiêu thuận lợi, làng đã có thể xen canh hai vụ lúa, một vụ màu, đời sống xã viên được nâng lên rõ rệt. 

Phú Thọ là một làng có hệ thống gò, bái, xứ đồng rất phong phú như xứ đồng Cửa Chùa, Bàn Tọa, Núi Dam… gò Xanh, gò Cá Gáy, bái Chảy, bái Chạy, bái Đống…

Thời kỳ đầu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hào kiệt trên khắp đất nước đều giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, trong đó có cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Nghĩa quân Văn Thân đã dựa vào địa thế của núi Dam làm nơi giam giữ bọn tề ngụy theo Pháp. Bái Đồn là một khu đất rộng và cao nằm cạnh con đường chính đi từ phủ Hà Trung vào căn cứ Ba Đình. Nơi đây, bao quanh là đồi núi, cây cối rậm rạp, nghĩa quân xây dựng đồn trại huấn luyện quân và là điểm chốt tiền tiêu.

Làng Phú Thọ có nhiều món ăn độc đáo như dầu quả Sở, người dân tách lấy hạt phơi khô, giã nhỏ, đồ chín, sau đó ép lấy dầu. Dầu này dùng để thắp sáng và chế biến nhiều món ăn ngon. 

Cùng với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phi Lai, phủ Hà Trung, lịch sử văn hóa của nhân dân làng Phú Thọ gắn liền với những công trình văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng mà cha ông đi trước đã gây dựng nên. Với những công trình văn hóa tiêu biểu như chùa Bạch Viên Tự (là một công trình văn hóa nổi tiếng trong vùng). Ngoài ra, làng còn có đình làng, nghè, phủ, hai nhà thờ họ và hai cổng làng. Hàng năm, nhân dân làng Phú Thọ tổ chức lễ hội làng, đó là: lễ tế Kỳ Phúc, lễ hội cầu may và lễ chùa. Trong đó, lễ tế Kỳ Phúc được tổ chức xuân thu nhị kỳ vào dịp tháng 2 và tháng 8 (âm lịch) hàng năm tại đình làng và kéo dài 3 ngày. Mỗi hộ trong làng đều tham gia đóng đám, lễ vật được quy định gồm một con gà, một mâm xôi. Vào ngày tế lễ, nhân dân tập trung đông đủ tại đình, dùng hai con ngựa kéo rước kiệu quanh làng, sau đó về đình tế thành hoàng và các dòng họ. Trong lễ tế, 6 người nâng 6 bình rượu rước đi theo nhịp trống vào dâng cúng tổ tiên, thể hiện việc tri ân công đức của người dân đối với những người được thờ tự tại đình, đó là những người đã khai sinh và xây dựng làng. Lễ phát lộc diễn ra khi lễ tế kết thúc. 

Trong phần hội, những trò chơi, sinh hoạt văn hóa truyền thống được tổ chức, thu hút nhiều người tham gia như: hát chèo, chơi cờ tướng, chơi đu, thi nấu cơm trên ao, trên thuyền…

Lễ tế Kỳ Phúc trong những năm gần đây còn thêm phần biểu diễn văn nghệ, thể thao, thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia, phát huy đời sống văn hóa mới ở nông thôn.

Những trò chơi, sinh hoạt văn hóa truyền thống trong lễ hội đã tạo nên một bức tranh quê sống động, mang đậm nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt. Với tính chất của một nét sinh hoạt cộng đồng, lễ hội làm cho con người gắn kết với nhau hơn, làm cho người xa quê thì nhớ, người ở làng thì tự hào. Để rồi sau lễ hội, mỗi người lại mang cái không khí vui vẻ, hào hứng ấy vào công việc của mình để xây dựng quê hương, đất nước.  Lễ hội cầu may được nhân dân làng Phú Thọ tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình nhằm để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân an khang thịnh vượng. Bắt đầu phần lễ, ban tổ chức lễ hội tổ chức tế cây bông. Trong suốt dịp lễ hội, các nghi thức tế lễ được tổ chức trọng thể và chu đáo như lễ tế, lễ rước kiệu và lễ tế thánh. Sau đó, đến phần hội, các trò chơi dân gian cũng diễn ra sôi nổi và thu hút được nhiều người dân tham gia như trò: thi nấu cơm, thi nấu cháo nẻ, hát chèo… Tổ chức phường hội, phe giáp trong làng hoạt động rất sôi nổi, phong phú. Làng có ba giáp (1,2,3) và hai phe là phe văn và phe võ, có hội đồng môn… Nhìn chung, tổ chức phe giáp, phường hội trong làng không có sự ganh đua, chèn ép nhau mà chung sống hòa thuận trong khuôn viên làng, xã, qua đó đời sống tinh thần của người dân được phong phú thêm.  Bộ máy quản lý hành chính ở làng Phú Thọ cũng như các làng khác trong xã Hà Lai trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có cùng tên gọi là ngũ hương. Trong đó, lý trưởng (nhất hương chi trưởng) đứng đầu ngũ hương và chịu trách nhiệm chung các công việc của làng; Hương bạ - quản lý ruộng đất, sinh tử; Hương bản - quản lý kho, quỹ; Hương kiểm - quản lý an ninh trật tự; Hương mục - quản lý đê điều, đường sá; Hương dịch - lo tạp dịch trong làng.  Hương ước của làng Phú Thọ được quy định khá chặt chẽ. Con trai đến tuổi 18 phải đi tu hai năm, sau đó mới được về lập gia đình, làm ăn sinh sống. Con gái nếu chửa hoang bị phạt rất nặng, phạt cả bố mẹ. Đêm đến, trai đinh trong làng phải phân công nhau canh gác tại hai cổng làng và thay ca theo canh. Vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, người dân làng Phú Thọ một lòng theo Đảng, đứng lên làm cuộc cách mạng giành chính quyền (tháng Tám năm 1945). Hăng hái đóng góp sức người, sức của trong hai cuộc kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc. Từ khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, người dân làng Phú Thọ đã từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt qua các năm. 100% số hộ đều có điện sinh hoạt, đa số các hộ đều có tivi, 100% con em trong làng đều được đến trường, phần lớn số hộ dân có xe máy cùng nhiều phương tiện sinh hoạt hiện đại khác.  Năm 2004, làng Phú Thọ đã khai trương xây dựng làng văn hóa. Năm 2007, đình làng Phú Thọ được Sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa công nhận di tích lịch sử.  Hiện nay (năm 2020) thôn Phú Thọ có diện tích là 105,5ha. Thôn có 220 hộ với 705 nhân khẩu, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Làng có tổng số 27 đảng viên sinh hoạt ở 1 chi bộ.

 Làng Kênh

Theo gia phả bằng chữ Hán của dòng họ Trịnh cùng các văn bia trong chùa và câu đối cổ đình làng được biết: Làng Kênh ra đời cùng thời điểm với làng Phú Thọ khi ông Cao Các sang gom dân lập ấp. Đến thời vua Đinh Tiên Hoàng, làng mới ổn định và phát triển. Từ thuở khai hoang lập ấp, làng có tên gọi sơ khai là làng Lủm, sau đổi tên là làng Lăng, rồi Nhạn Trạch và sau này là làng Kênh. Làng gồm ba xóm: Xóm Muỗm, xóm Bỡ và xóm Giữa. Từ xưa, hệ thống giao thông đường thủy qua làng được thiết lập từ bến thuyền dòng đi ra hai hướng sông Mã, sông Hoạt rồi ra biển. Xưa không có đê điều, nước nổi mênh mông quanh năm, người dân đi lại chủ yếu bằng đường thủy. Một nét nổi bật ở làng Kênh là sự tồn tại của các giếng cổ, đó là giếng ăn, giếng tắm, giếng đất, giếng cầm tỳ… Đến nay, các giếng này vẫn là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt của dân làng.  Cộng đồng làng Kênh có 13 dòng họ, các dòng họ đến đây từ rất lâu như họ Nguyễn, họ Đặng, họ Phạm, họ Vũ, họ Trịnh… Dưới triều Nguyễn, làng có nhiều người đỗ đạt cao như ông Nguyễn Văn Bằng và ông Nguyễn Văn Phúc (đỗ Cử nhân), hai người làm cai tổng là ông Nguyễn Trọng Tích và Nguyễn Trọng Tộ, một người làm phó tổng là ông Đặng Xuân Thưởng. Cũng giống như các làng khác, cư dân làng Kênh sống chủ yếu bằng nghề nông, song diện tích đất đai chủ yếu là đồi rừng (100ha). Ruộng đất bị ngập úng nên đa phần diện tích chỉ cấy được một vụ lúa chiêm, gặt xong thì để nước ngập đồng mãi đến tháng 8, tháng 9 mới làm đất để chuẩn bị cho vụ cấy sang năm… Do đất đồi rừng nhiều nên nghề rừng phát triển, chủ yếu là rừng chanh (6ha), rừng sở (3ha), rừng lim (2ha), rừng trẩu (2ha)… Người dân thường lấy cỏ tranh lợp nhà, độ bền lên tới 20-25 năm.  Làng Kênh có tục kết chạ với làng Minh Đài, Yên Mạo, mỗi khi có công việc lớn trong làng, các làng khác tập trung vào giúp. Lễ ăn chạ được tổ chức vào dịp tháng giêng hàng năm. Đi ăn chạ mỗi bên được mời gồm các cụ chức sắc, làng cả, trùm lão… mỗi bên khoảng bốn người.  Làng Kênh cũng như các làng khác trong xã Hà Lai, có một ngôi đình để thờ thành hoàng làng, mỗi đời vua đều có sắc phong cho thành hoàng làng. Làng, xã nào cũng lấy đình làm nơi hội họp dân đinh khi làng có công, có việc cũng như để tế tự và tổ chức lễ hội hàng năm. Đình làng Kênh thờ ông Cao Các - người có công lập ấp dựng làng. Hiện nay, đình vẫn còn nguyên vẹn, trong đình còn hai câu đối cổ có nội dung: Triệu vĩnh sơn hà danh cửu thọ Đáo kính thôn ấp đức lưu truyền Tạm dịch: Mở mang cho núi sông còn sống mãi Giúp thôn, ấp đức lưu truyền Năm 2002, đình làng Kênh đã được Sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử.  Các sản vật và món ăn truyền thống của làng Kênh cũng rất phong phú, đa dạng như lươn om, ốc om, thịt cầy nướng… Các loại bánh như bánh chưng, bánh quạt, bánh mật, bánh gai, bánh dầy, bánh chè lam… Trong đó, bánh chè lam là một đặc sản của làng, bánh được trình bày đẹp, được đúc bằng khuôn có hoa văn hình con rồng bay.  Việc cưới xin ở làng Kênh, làng Phú Thọ có điểm chung là tục thách cưới rất nặng, tập tục này muốn xác định việc môn đăng hộ đối. Ngoài ra, trong đám cưới còn có tục Giăng dây lấy tiền, tục Tung tiền ăn cướp, tục Làm lễ tơ hồng. Trong ma chay có tục lệ cả làng đến nhà tang chủ, tổ chức tang lễ rất trọng thể. Con trai mặc áo te, đội mũ rơm, lưng thắt dây chuối, mẹ mất dùng gậy vông, bố mất dùng gậy tre. Sau đó là lễ lập phục (bắt đầu chịu tang) và con dâu nằm đường. Trong thời gian chịu tang (thường là ba năm) tang chủ không được tổ chức cưới xin hay mở hội trong nhà, trái với quy định sẽ bị làng ngả vạ. Các hủ tục nói trên từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được bỏ hoặc sửa đổi đi rất nhiều, đó là sự giác ngộ của cách mạng nên người dân đã đổi theo nếp sống mới.  Từ khi có Đảng lãnh đạo, người dân làng Kênh một lòng theo Đảng và đã có đóng góp tích cực trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc. Khi hòa bình lập lại, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, người dân làng Kênh đã từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt qua các năm.  Năm 2003, làng Kênh long trọng tổ chức lễ khai trương xây dựng làng văn hóa, năm 2006, làng được công nhận là làng văn hóa cấp huyện.  Hiện nay, làng Kênh - Nhạn Trạch có diện tích là 81,7ha, với 195 hộ, 690 nhân khẩu. Làng có tổng số 28 đảng viên sinh hoạt ở 1 chi bộ.

Làng Mậu Yên

Theo tài liệu còn để lại như gia phả họ Nguyễn, họ Vũ, họ Trịnh và một đạo sắc phong ông Hào, bốn đạo sắc phong của họ Lê hiện đang được lưu giữ tại nhà ông Đức (Tuế) - Trưởng dòng họ Lê và hai đạo sắc phong tại nhà ông Lê Công Thiêm, được biết: làng Mậu Yên được hình thành khoảng giữa thế kỷ XVII. Tương truyền vào năm 1673, đời vua Lê Huy Tông (niên hiệu Vĩnh Trị) có ông Nguyễn Đức Tiềm (1636-1698) rời quê từ làng Mậu Thịnh huyện Nga Sơn lên đây làm ăn sinh sống. Cùng thời, ông Lê Văn Quảng từ làng Mậu Sơn xã Hương Lan huyện Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa ngày nay) đến tìm nơi sinh cơ lập nghiệp. Hai ông thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, trên có núi đồi bát ngát, dưới có dòng sông hiền hòa uốn lượn, người dân hiền lành chất phác, đúng là nơi “tốt đất cò đậu” bèn định cư sinh sống tại đây và đặt nơi này tên là Mậu Yên. Trải qua chiều dài của lịch sử dân tộc, qua những giai đoạn thăng trầm của quê hương, đất nước, tên làng vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay. Trước Cách mạng Tháng Tám, cư dân làng Mậu Yên vào có 11 dòng họ, đó là: họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê, họ Trịnh, họ Trương, họ Mai, họ Cao, họ Lại, họ Đỗ, họ Vũ, họ Hoàng. Sau năm 1945, có những dòng họ ở nơi khác đến như họ Đinh, họ Bùi. Hai họ mới đến vào những năm 1960-1975 là họ Phạm và họ Tống. Sinh sống lâu đời nhất ở làng Mậu Yên phải kể đến họ Nguyễn và họ Lê. Dòng họ Nguyễn trong làng có những người đỗ đạt thành danh, làm quan trong triều như ông Nguyễn Hữu Hằng và ông Nguyễn Hữu Tào.  Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, con em làng Mậu Yên có nhiều người đỗ đạt cao như Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Tỉnh, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn, Trần Văn Thiên. Từ xưa, cha ông ta đã có câu ca nói về mảnh đất Mậu Yên: Hạc về múa ngưỡng thiên hồ Quý nhân, quý địa đổ về Mậu Yên Hoặc câu hát cửa miệng: Trời mưa lún phún lá bầu Lấy chồng làng Mậu không giàu cũng vui Làng Mậu Yên có bốn xóm, đó là: Yên Phú (xưa gọi xóm làng Vàng); Yên Hòa (xưa gọi là xóm Suối); Yên Trung (xưa tên là xóm Giữa); Yên Hoàng (xưa tên là xóm Ngoài). Phía Bắc làng có con sông Hoạt chảy qua, dọc theo cánh đồng Tháo Đền. Từ xa xưa, dân làng đã biết tận dụng mực nước thủy triều của dòng sông để phục vụ chu kỳ canh tác của cánh đồng này. Ngày nay, với hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, dòng sông là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu úng, người dân đã có thể cấy được một năm hai vụ lúa, góp phần ổn định về lương thực cho dân làng.  Do đặc điểm về địa hình lòng chảo của đồng chiêm trũng, sản xuất phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, trước đây, 60% diện tích chỉ cấy được một vụ lúa, 30% còn lại cấy cưỡng giá được thêm vụ mùa, còn khoảng 10% diện tích đất đồng cao chỉ cấy được vụ mùa. Khoảng năm 1960, phong trào hợp tác hóa lên cao, xã viên đào mương khoanh vùng, công tác thủy lợi nội đồng được thực hiện tốt nên toàn bộ diện tích chuyển sang cấy hai vụ, lương thực được bình ổn. Mậu Yên có nguồn nước ngầm rất dồi dào, cung cấp nước cho dân làng sử dụng qua hệ thống giếng khơi, như giếng Đá, giếng được đào rải đều trong các cụm dân cư để người dân tiện sử dụng. Đến nay, các giếng này vẫn là nguồn cung cấp nước chủ yếu của dân làng. Các sản vật và món ăn truyền thống của làng Mậu Yên cũng rất đa dạng, đặc sắc nhất là món lươn om củ chuối - một món ăn dân giã nhưng khiến người dân xa quê rất nhớ. Ngoài lươn om, món bánh lá cổ truyền cũng rất được ưa chuộng và đã được khách sạn ở thành phố Thanh Hóa, các tỉnh thành trong cả nước giới thiệu, đặt hàng.  Các công trình văn hóa: Đình làng Mậu Yên được xây dựng trên một khu đất ở trung tâm làng. Không có tài liệu nào ghi lại đình được xây dựng vào năm nào nhưng những dấu vết để lại trên ngôi đình cho thấy đình được xây dựng, tu sửa lại vào thời vua Thành Thái thập nhị niên. Đình thờ ba vị thành hoàng làng là: Đông Lung Cao Các, Phương Anh phu nhân và Nguyệt Nga công chúa. Vào ngày 10-2 âm lịch hàng năm, đình làng mở hội tế đình rất long trọng, kéo dài trong 3 ngày. Ngày thứ nhất, công việc chuẩn bị cho việc tế lễ như lau chùi đồ thờ, chồng kiệu, đặt giá chiêng, giá trống, cắm tàn, lọng, treo bức trướng… Ngoài sân đình, cắm la liệt cờ quạt đỏ rực và nổi bật nhất là bốn lá cờ đại cắm cao ngất ở bốn góc sân đình, tung bay trong gió. Các cụ phụ lão tất bật chuẩn bị quần chùng, áo thụng để ngày mai đi tế. Đến chiều, 6 phe giáp trong làng khiêng mỗi phe 1 con lợn ra sân đình để làng địch, con lợn của phe nào to, béo, rẻ hơn được làng khen; con nào nhỏ, gầy, đắt bị làng ngả vạ. Tối đến các phe về nhà chịu trọ đồ xôi, mổ lợn, chuẩn bị cỗ để ngày mai khiêng ra đình tế thần. Vào ngày tế chính (10-2 âm lịch), trống dong, cờ mở, chiêng trống nổi lên, làng cho trai tráng đem lọng đến các giáp khiêng cỗ ra đình. Quan viên, chức sắc, bô lão quần áo chỉnh tề, lần lượt vào chiếu tế theo lời người thống xướng. Ngoài sân, hai hàng trai tráng mặc quần áo theo nghi lễ đứng chấp kích ở trước cửa đình, tay cầm binh khí, đồ thờ túc trực cho đến khi xong lễ. Từ ngoài nhìn vào, không khí buổi tế thật oai nghiêm và hoành tráng.  Tan lễ, các giáp về nhà chịu trưởng (chịu trọ) chia phần xôi thịt và tổ chức liên hoan. Chiều đến, làng mở hội cờ tướng, kéo co, đánh đu… thu hút được nhiều người tham gia. Tối đến, tại sân đình, các tiết mục văn nghệ như hát kép, hát bội được tổ chức, mọi người nô nức đi xem, tuy là hội làng nhưng bà con xa quê và khách thập phương về dự rất đông vui, nhộn nhịp. Kết thúc lễ hội, mọi người lại mang cái không khí vui vẻ ấy vào cuộc sống hàng ngày, cùng chung tay xây dựng quê hương, đất nước. Năm 2008, đình làng Mậu Yên được trùng tu tôn tạo khang trang, kinh phí là sự đóng góp tự nguyện của nhân dân trong làng và con cháu gần xa.  Trong kháng chiến chống Pháp, đình làng Mậu Yên là nơi diễn ra cuộc mít tinh biểu dương lực lượng của Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Hà Trung, thu hút được hàng ngàn người tham gia. Năm 1950, đình làng Mậu Yên là nơi cứu chữa thương binh trong chiến dịch Hà Nam Ninh. Năm 1965, trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, đình còn là trạm cứu thương để đưa thương binh từ cầu Lèn về điều trị và bị máy bay bắn phá. Năm 2002, đình làng Mậu Yên được Sở Văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Phía Nam làng có đền thờ bà Mai Thị Xu, theo câu chuyện truyền miệng kể lại rằng: bà Xu là con nhà nông thuần chất, đẹp người, đẹp nết. Một hôm trời mưa, bà đi trên cây cầu tre bắc qua con khe, nước lũ làm gãy cầu, cuốn bà trôi theo dòng nước, bà chết đuối, xác dạt vào bãi đất cuối khe. Dân làng chôn cất và lập đền thờ bà ngay tại đó. Ban đầu, đền được dựng bằng tranh tre, nứa lá. Khi ông Nguyễn Hữu Tào vào kinh đi thi, đi qua đền thờ bà liền vào thắp hương khấn vái, xin bà phù hộ cho thi đỗ sẽ về xây dựng lại đền thờ. Lời cầu linh ứng, ông đỗ tam trường và được làm quan dưới triều vua Tự Đức. Về quê, ông vận động dân làng góp tiền của, công sức xây đền thờ bằng gạch ngói khang trang trong khu vườn già âm u, tĩnh mịch. Nhân dân thấy đền thờ bà linh thiêng nên vào những ngày đầu tuần đều thắp hương cúng tế. Tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên ngôi đền không còn nữa, nơi chiếc cầu tre bị gãy được đặt tên cho một xứ đồng, đó là xứ đồng Cầu Gãy.  Vào ngày 19-9 (âm lịch) hàng năm, lễ thánh mẫu được tổ chức trọng thể tại đền thờ bà. Trước ngày lễ, các bản hội trong làng mua sắm lễ vật chu đáo đội cỗ vào đền. Đến hôm trước ngày lễ chính, các con đồng đệ tử vào lên đồng, hầu bóng cho đến ngày lễ hôm sau. Tiếng đàn, tiếng nhạc, tiếng hát chầu văn, hương đăng tỏa sáng, khói hương nghi ngút. Trẻ, già, trai, gái kéo nhau vào dự lễ thâu đêm suốt sáng. Phong tục này tồn tại đến trước năm 1945. Phía Bắc làng Mậu Yên dân làng có lập miếu thờ ông Nguyễn Hữu Tào gọi là Từ Vũ miếu (người dân hay gọi bằng tên nôm là đền thờ quan lớn). Ông là người có công lớn trong việc mở mang địa giới làng và là người có nhiều công trạng dưới triều vua Tự Đức. Ngoài những lễ hội truyền thống của làng thể hiện tình cảm và sự tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân, những người có công mở mang và phát triển làng thì nhân dân Mậu Yên cũng thể hiện lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ qua lễ mừng thọ được tổ chức vào ngày 5 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm tại đình làng. Vào ngày lễ, các cụ tuổi 60, 70, 80, 90 được làng, họ tộc và gia đình tổ chức mừng thọ. Vào ngày lễ, trống dong, cờ mở, cỗ bàn được chuẩn bị chu đáo cho các quan tế viên vào chiếu tế. Các cụ lên lão vào ngồi chiếu hoa cạp điều ở chính gian giữa đình. Kết thúc buổi tế, bài văn chiềng được cất lên, con cháu đón các cụ lên võng đào cáng về nhà. Trong nhà, câu đối đỏ được treo lên từ trước, pháo nổ cùng tiếng con cháu reo hò, hòa vào nhau tạo nên bức tranh gia đình đầm ấm, mọi người cùng bái yết gia tiên và tổ chức liên hoan. Đây là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của làng. Mậu Yên có cùng phong tục kết chạ với các làng khác như: Mậu Thịnh (ở huyện Nga Sơn - nơi ông Nguyễn Đức Tiềm lên lập nghiệp, dựng làng), Chế Cầu, Đồng Ô, Đồng Bồng (xã Hà Tiến). Ngoài việc giúp nhau trong cuộc sống thường ngày thì hàng năm, mỗi khi làng có công, có việc được các làng kết chạ cử một đoàn thay mặt dân làng đến thăm viếng. Khi đi, mang theo lễ vật gồm xôi, thịt, trầu, rượu đến cúng tế ở đình và dự bữa cơm “trọng” của làng chiêu đãi. Mâm cơm “trọng” được làng cắt cử luân phiên theo quy định. Các gia đình được làm cơm “trọng” phải chuẩn bị rất công phu và giữ bí mật đến phút chót khi làng “địch” cỗ. Mâm cỗ được bày đến ba tầng và được đánh giá, phân loại để khen ngợi và ngả vạ. Tục này còn kéo dài đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới kết thúc. Từ khi có Đảng lãnh đạo, Mậu Yên là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tổng Phi Lai. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Mậu Yên lại ra sức thi đua, thực hiện các chủ trương, Chỉ thị của Nhà nước và Đảng bộ cấp trên trong công cuộc xây dựng quê hương và bảo vệ độc lập dân tộc.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (tháng 12-1986) và sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Hà Lai, nhân dân Mậu Yên đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, mức sống của người dân ngày một nâng cao.  Năm 2000, làng đã khai trương xây dựng làng văn hóa. Năm 2005, Mậu Yên được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh.  Năm 2018, thôn 5 đổi tên thành thôn Mậu Yên 1 với diện tích tự nhiên là 91,8 ha, 190 hộ, 612 nhân khẩu và 46 đảng viên. Sáp nhập thôn 3 và thôn 4 thành thôn Mậu Yên 2 với diện tích là 173,8 ha. Theo số liệu thống kê năm 2020, thôn có 293 hộ, 1.030 nhân khẩu và 74 đảng viên.

Làng Vân Cô

Theo Dư địa chí của tỉnh Thanh Hóa và cuốn thần phả của làng Vân Cô được viết bằng chữ Hán do Hàn lâm đại học sĩ Nguyễn Bình viết cuối thế kỷ XVI. Vào thời Lê Trang Tông năm 1543, Đô Thái Giám đại vương Hoàng Đức Toàn được nhà vua cho đi tuần du. Về đây gặp ông thần họ Vũ (có tên húy là Vũ Đình Dũng). Hai ông kết bạn anh em đã chọn đất này (cây cỏ tốt tươi, người dân thuần chất), nên đã cùng với nhân dân lập nhà cửa, khai phá đất đai. Sau 3 năm, năm 1546 (triều Lê) trở thành Trang ấp và lấy tên là ấp Hoàng Cò ngụ tại Giếng Đông Sứ.  Đến năm 1556, “ấp Hoàng Cò” xứng đáng là Trại quan, khi này do dân số đông lên và điều kiện thiên nhiên nên “ấp Hoàng Cò” chuyển ra khu vực Nền Đình lấy tên là Trang Hoàng Cô.  Sáu năm sau, ngày 21 tháng 11 niên hiệu chính trị niên 1562. Ông Hoàng về triều yết kiến nhà vua và mất tại triều. Do ông có công lao dẹp giặc phương Bắc và dẹp quân chiêm thành, mở mang bờ cõi ở phương Nam, đồng thời tuần du phủ dụ, yêu dân làm điều đức thiện nên được nhà vua ban cho Tráng ấp, thưởng cho 20 lạng vàng, 47 mẫu ruộng tại khu vực đồng bằng gọi là “Đồng quan” giáp thôn “Giao Thị” nay gọi là Ngọc Chuế, đồng thời cho xây chính tẩm gọi là “Nghè” để thờ cúng và ra sắc chỉ và phong ông làm “Phúc Thần” hiệu Dương Cảnh Thành Hoàng “Thượng đẳng Đại Vương”. Ngày 1 tháng 7, niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 năm (1887) “trang Hoàng Cô”  được đổi thành “Vân Cô trang”. Đến ngày 25-7 niên hiệu Khải Định thứ 9, Vân Cô trang đổi thành làng Vân Cô, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.  Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng Vân Cô có ba dòng họ chính, đó là các họ: Nguyễn, Vũ, Mai. Sau này, họ Trần mới đến đây sinh cơ lập nghiệp. Trong các dòng họ trên thì họ Vũ đến đây từ lâu đời nhất và đông dân nhất, chiếm khoảng 65% dân số trong làng, họ Mai chiếm khoảng 15% và họ Nguyễn chiếm khoảng 20% số dân của làng. Trong làng, có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan đến hàng cửu phẩm như ông Vũ Văn Hào, ông Vũ Công Ứng. Ông Mai Xuân Quýnh làm quan dưới triều Nguyễn. Ngày nay, trong làng có ông Mai Thanh Dung là người có học vị cao (ông học và đã đỗ đạt bằng Tiến sỹ ở trường Lômônôxôp - Liên Xô). Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Theo đó, Nhà nước tiến hành cải cách các đơn vị hành chính trước đó, cấp tổng bãi bỏ, phủ Hà Trung đổi thành huyện Hà Trung và thành lập các xã trực thuộc huyện. Từ tháng 3-1946 đến tháng 3-1947, làng Vân Cô thuộc xã Nguyễn Huệ. Khi xã Hà Lai được thành lập vào cuối năm 1954, làng Vân Cô thuộc xã Hà Lai và ổn định về quản lý hành chính từ đó cho đến nay. Người dân làng Vân Cô cũng như các làng trong xã Hà Lai có tục kết chạ với các làng Nga Châu, Phú Vinh và lấy Phật giáo cùng đạo thờ cúng tổ tiên làm tôn giáo chính của mình. Dưới ánh sáng của Đảng, nhân dân Vân Cô đã vùng lên giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân Vân Cô lại sôi nổi bước vào những ngày “Toàn quốc kháng chiến”, góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7-5-1954).  Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, nhân dân Vân Cô làm tròn nghĩa vụ của một “hậu phương lớn”, chi viện cho “tiền tuyến lớn” miền Nam. Cùng với nhân dân toàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, phá tan kế hoạch đưa miền Bắc trở về “thời kỳ đồ đᔠcủa đế quốc Mỹ. Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, nhân dân làng Vân Cô hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần đưa quê hương Hà Lai vững bước trên con đường đổi mới và hội nhập sau này.  Ngày 20-4-1996, đình nghè làng Vân Cô được Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử. Đây là công trình văn hóa vật thể cần phải tôn tạo và gìn giữ. Năm 2003, làng Vân Cô khai trương xây dựng làng văn hóa, năm 2006, Vân Cô đã được công nhận là làng văn hóa cấp huyện. Hàng năm, vào ngày 6 - 8 tháng giêng (âm lịch) địa phương tổ chức lễ cúng thành hoàng làng, rước kiệu và tổ chức các trò chơi dân gian như: múa sư tử, đấu vật, kéo co, đu, bơi lội... làng có một Đội hát tuồng cổ thường tổ chức vào các ngày tết, ngày lệ của làng. Hàng năm, vào ngày 28/2 (âm lịch) làng tổ chức lễ hội rước bóng tại đền thánh mẫu của làng.

Theo số liệu thống kê năm 2020, làng Vân Cô có tổng diện tích đất tự nhiên là 234,54ha, với 451 hộ, 1.678 nhân khẩu. Làng có tổng số 49 đảng viên. Ngày nay, xã có 4 làng, 5 thôn; tất cả các làng của Hà Lai cũng là các thôn theo quy định của Nhà nước về quản lý hành chính. Trước kia (từ năm 1973-1991) mỗi làng - thôn là một đội sản xuất do đội trưởng quản lý và điều hành mọi mặt trong thôn. Ngày nay, bỏ chức danh đội trưởng và thay vào đó là trưởng thôn - quản lý mọi việc trong thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân xã. 

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC